Thursday, July 24, 2008

Dien Tien Dai Nhac Hoi 2

Sổ Tay: Diễn tiến việc tổ chức đại nhạc hội “Cám Ơn Anh” kỳ II
Sunday, July 20, 2008

Các nghệ sĩ của TT Asia tích cực tham gia đại nhạc hội “Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH” sẽ diễn ra vào ngày Chủ Nhật, 3 tháng 8, 2008

Tiếp theo nhiều buổi họp đã được phối hợp giữa hội HO Cứu Trợ TPB-QP/VNCH, Liên Hội Cựu Chiến sĩ VNCH Nam Cali và Trung Tâm Ca Nhạc Asia + Ðài Truyền Hình SBTN cùng các hội đoàn, cơ quan truyền thông báo chí hải ngoại khác, tất cả đã đi đến quyết định sẽ tổ chức một buổi đại nhạc hội ngoài trời vào Chủ Nhật ngày 3 tháng 08 năm 2008 tại sân vận động trường trung học Bolsa Grande, thuộc thành phố Westminster, California.

Buổi đại nhạc hội này được tổ chức năm nay nhằm mục đích:

- Vinh danh người chiến sĩ VNCH;

- Gây quỹ giúp thương binh và quả phụ VNCH còn ở bên Việt Nam.

Ðại nhạc hội ngoài trời “Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH” sẽ có sự cộng tác của trên 60 nghệ sĩ, 8 MCs và 5 ban nhạc do Trung Tâm Asia thực hiện chương trình.

Như vậy, sau kỳ đại nhạc hội trực tiếp thu hình cho Asia 59 chủ đề “Bốn Mùa kỳ 2: Một Thời Ðể Nhớ” (5 tháng 7, 2008), các nghệ sĩ của Trung Tâm Asia lại có dịp đóng góp tài năng của mình trong công tác thiện nguyện này như những kỳ đại hội “Cám Ơn Anh” trước kia vào năm 2006 (ở cùng địa điểm) và 2007 (ở Canada).

Suốt chương trình đại nhạc hội sẽ được đài truyền hình SBTN trực tiếp truyền hình đi khắp Hoa Kỳ và Canada qua hệ thống sattelite và cable, khán thính giả có thể theo dõi chương trình và ủng hộ hiện kim (donation) qua các số điện thoại toll-free trên màn ảnh truyền hình.

Các ca, nhạc sĩ muốn đóng góp cho chương trình đại nhạc hội “Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH- Kỳ II” xin liên lạc với nghệ sĩ Nam Lộc ở số phone: (213) 251-3489.

Tính cho đến hôm nay, các nghệ sĩ sau đây đã ghi tên tham dự (danh sách xếp theo thứ tự ABC):

- Ánh Minh

- Băng Tâm

- Bé Ðan Vi

- Công Thành & Lyn

- Dạ Lan

- Ðan Nguyên

- Diễm Liên

- Diệp Thanh Thanh

- Diệu Hương

- Doanh Doanh

- Hồ Hoàng Yến

- Lâm Nhật Tiến

- Lâm Thúy Vân

- Lê Nguyên

- Mai Lệ Huyền

- Mai Vy

- Mạnh Hà

- Mỹ Huyền

- Mỹ Lan + bé Trần Thiện Anh Chí

- Ngọc Huyền

- Ngọc Minh

- Nguyễn Hồng Nhung

- Nguyên Khang

- Nguyễn Tiến Dũng

- Paolo

- Phi Khanh

- Phi Nhung

- Philip Huy

- Phương Hồng Quế

- Phương Thảo & Ngọc Lễ

- Quang Minh & Hồng Ðào

- Quốc Toản

- Thanh Lan

- Thanh Thúy

- Thanh Tuyền

- Thế Dung

- Thùy Hương

- Trung Chỉnh

- Trường Vũ

- Tuấn Vũ

- Tuyết Dung

- Ý Lan

- Y Phụng

- Y Phương

... và còn nhiều ca nhạc sĩ khác sẽ được tiếp tục mời tham dự.

*Danh sách 8 MCs giới thiệu và điều khiển chương trình là:

- Nam Lộc

- Thùy Dương

- Việt Dzũng

- Giáng Ngọc

- Orchid Lâm Quỳnh

- Ðỗ Tấn Khoa

- Minh Phượng

- cùng sự hiện diện đặc biệt của khoa học gia Dương Nguyệt Ánh.

*5 ban nhạc là:

- The Asia Band

- The Soldier

- Y2K

- Moon Flowers

- Tù ca Xuân Ðiềm


“Hải Ngoại Không Quên Tình Chiến Sĩ

Ðồng Hương Nhớ Mãi Nghĩa Thương Binh”

Ðược biết ban tổ chức đã in ra 20,000 vé tham dự với giá tượng trưng là $10.00 mỗi vé.

Tưởng cũng nên nhắc lại, vào ngày 25 tháng 06 năm 2006 trước kia, đại nhạc hội “Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH- kỳ I” đã được tổ chức cùng địa điểm năm nay, và số tiền thu vào được hơn $400,000 và trong năm 2006, Hội H.O. Cứu trợ TPB-QP/VNCH đã giúp đỡ được trên 5,000 hồ sơ thương binh và quả phụ. Năm 2007 đã giúp được cho hơn 2,000 hồ sơ và 1,000 hồ sơ cho bốn tháng đầu năm 2008.

Hiện nay, trung bình mỗi tháng hội nhận từ 200 đến 300 hồ sơ và còn lưu giữ 3,000 hồ sơ chưa giúp đỡ được.Ở xa, quý vị và các bạn có thể liên lạc với ban tổ chức qua các số điện thoại (714) 721-0758, (714) 721-5312, hay email:

hanhnhonnguyen@ yahoo.com

unguyen1939@ yahoo.com

hoặc vào thăm trang nhà (homepage)

http://www.hocuutro tpb.com

hay:

http://tpb-vnch. com/


Sau đây là lá thư cảm tạ và tường trình của Hội HO Cứu Trợ Thương Binh VNCH về kỳ đại nhạc hội “Cám Ơn Anh” năm 2006.


24 tháng 7, 2006 by HO Cứu Trợ TPB

Kính thưa quý vị,

Kết quả ước lượng của chúng tôi là khoảng độ hai trăm ngàn là cao nhất. Không ngờ con số cuối cùng đạt được đã lên đến $420,000 (chưa trừ chi phí) mà lát nữa đây, hai thủ quỹ sẽ trình bày chi tiết. Ðài SBTN, anh Lý Khải Bình đại diện hôm nay, cho biết là còn một số tiền nữa mà đồng hương ở xa đóng góp qua điện thoại viễn liên bằng credit card sẽ chuyển đến cho hội sau khi kiểm tra lại chắc chắn, phải có thời gian lâu. Nếu mọi sự song suốt chúng ta sẽ có thêm $30,000 nữa. Như vậy là các ân nhân đã đóng góp một con số hi hữu là $450,000 cho đại nhạc hội. Tổng số tài chánh vượt đến con số đó, mọi người đều công nhận là nhờ các cơ quan truyền thông, báo chí, nhờ sự tiếp tay của anh Nam Lộc, anh Trúc Hồ, Trung Tâm Asia, đài SBTN, đài Little Saigon TV, hãng H.D. Media, hãng điện thoại quốc tế Total Call International Mobile. Tất cả không những miễn phí mà còn góp tiền vào. Các ca nghệ sĩ đến giúp cả trăm người không nhận thù lao, cũng góp tiền tặng thêm nữa. Nhất là nhờ các ân nhân xa gần mở rộng tình thương gởi tới tấp vào quỹ cứu trợ thật nhiệt tình.

Trong buổi tổ chức ngày 25 tháng 6, để tỏ sự minh bạch của hội, chúng tôi đã mời anh Ðại Trương, một accounting uy tín đến chứng kiến ngay tại hậu trường, trên một xe trailer dành cho ban tài chánh và thủ quỹ đếm tiền và cập nhật, ghi ngay vào máy computer.

Bên cạnh sân khấu, một bàn cho ban tài chánh (Hội và THSV) nhận chi phiếu chuyền lên cho MC Nam Lộc và Việt Dzũng đọc lên micro xong chuyển vào trailer. Các ca sĩ thì đem các thùng đến tận nơi để khán thính giả bỏ tiền vào, đầy rồi đưa vào xe trailer đổi thùng khác ra nhận tiếp.

Ngoài ra, ở lều ca sĩ, 6 đường dây điện thoại do các MC Trịnh Hội, Kỳ Duyên, Giáng Ngọc, Minh Phượng, Diệu Quyên, Ðỗ Tân Khoa v.v... và các ca sĩ thay phiên nhau kêu gọi và nhận sự đóng góp của các thính giả gọi vào từ các tiểu bang Hoa Kỳ, Úc Châu, Canada. Mọi người đều tất bật, nhưng quang cảnh và tinh thần thật là vui, mà dư âm vẫn còn mãi cho đến ngày hôm nay.


Thư cảm tạ của Hội TPB/QP VNCH

Thư Cảm Tạ của Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh & Quả Phụ VNCH cùng Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Miền Nam Caifornia.


Chúng tôi xin trân trọng cảm tạ các cơ quan, đoàn thể, thân hữu, thiện nguyện viên đã hợp tác với chúng tôi để tổ chức đại nhạc hội “Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH” tại sân vận động trường Bolsa Grande vào ngày Chủ Nhật 25 tháng 06 năm 2006.

Thật không có một ngôn từ nào đầy đủ, xứng đáng để nói lên lời tri ân chân thành đến tất cả những tấm lòng đầy nhân ái, thân thương của cả ngàn bàn tay góp vào với đại nhạc hội.

Nếu không có sự yểm trợ nhiệt tình về tinh thần, nhân lực, tài lực, vật lực của tất cả, với tình đoàn kết tuyệt đối của mọi thành phần, mọi lứa tuổi, không nề hà việc lớn, việc nhỏ, thì không làm sao có một buổi đại nhạc hội có tầm vóc vĩ đại như thế.

Thay mặt anh em thương phế binh và quả phụ VNCH, chúng tôi xin gởi lời cảm tạ đến:

- Hội Ðồng Liên Tôn

- Quý vị dân cử và quan khách Việt Mỹ

- Trung Tâm ASIA

- Ðài truyền hình SBTN

- Các cơ quan truyền thông, báo chí

- Nhạc Sĩ Nam Lộc

- Các văn nghệ sĩ, ca sĩ, ký giả Việt Nam hải ngoại

- Các xướng ngôn viên truyền thanh truyền hình và các nhiếp ảnh gia

- Các MC Kỳ Duyên, Leyna Nguyễn, Việt Dũng, Minh Phượng, Trịnh Hội, Trần Quốc Bảo, Ngụy Vũ, Giáng Ngọc, Diệu Quyên, Ðỗ Tân Khoa, Orchid Lâm Quỳnh, Phạm Ðình Khuông.

- Các ban nhạc Asia Band, Moon Flower, Y2K, The Soldiers, Black April

- Ban giám đốc học Khu Garden Grove

- Luật Sư Nguyễn Quang Trung, ủy viên giáo dục Học Khu Garden Grove và thân phụ

- Tập Thể Chiến Sĩ Trung Tâm Tây Nam Hoa Kỳ

- Liên Hội Cựu Chiến Sĩ QLVNCH cùng các Quân, Binh Chủng Không Quân - Hải Quân - Biệt Ðộng Quân - Thủy Quân Lục Chiến - Nhảy Dù - Pháo Binh - Nữ Quân Nhân - Quân Cảnh - Quốc Gia Nghĩa Tử - Thiếu Sinh Quân - Quý Hội Ái Hữu Truyền Tin - Lực Lượng Ðặc Biệt - Thiết Giáp - Lôi Hổ - Ðồng Ðế - Biệt Cách 81 Dù - Gia Ðình SÐ 18 BB

- Các phi công Mỹ gốc Việt

- Hội Y Sĩ Việt Nam Nam California

- Hội Hướng Ðạo Trưởng Niên Làng Bách Hợp Quảng Tế

- Quý Gia Ðình Phật Tử Miền Quảng Ðức-Trúc Lâm-Hương Tích

- Ðoàn Thiếu Nhi Thánh Thể

- Ðại Ðạo Thanh Niên Hội Cao Ðài

- Ðoàn Thanh Niên Phật Giáo Hòa Hảo

- Hội Bảo Tồn Truyền Thống QLVNCH

- Nhóm TQLC Việt Mỹ

- Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ

- Cộng Ðồng Việt Nam Nam California

- Trung Tâm Văn Hóa Hồng Bàng

- Hội Ái Hữu Gia Long

- Nhóm Áo Tím

- Ca đoàn Magnificat

- Hội Ðồng Hương Cần Thơ - Quảng Trị

- Võ Ðường Teakwondo Trương Văn Hai

- Quý Thân Hữu Thiện Nguyện...

- Các địa điểm phát hành và bán vé cho đại nhạc hội

- Công ty Lee's Sandwiches

- Các ân nhân và toàn thể đồng hương hải ngoại thành công về kỹ thuật và tài chánh, phải công nhận phần lớn nhờ:

- Nhạc sĩ Nam Lộc đã uyển chuyển điều động, phối hợp chương trình cùng với

- Nhạc sĩ Trúc Hồ, giám đốc đài SBTN, đã phát động từ đầu chương trình để kêu gọi sự quan tâm của đồng hương khắp nơi.

- Cô Thy Vân, giám đốc Trung Tâm Asia và toàn thể nhân viên

- Ðạo diễn Ðinh Xuân Thái, giám đốc đài truyền hình Little Saigon TV cùng các chuyên viên kỹ thuật rất năng động.

- Ðạo diễn Phạm Hợp, giám đốc H.D Media với chiếc Mobile Satellite Truck đặt cạnh sân khấu trang bị đầy đủ để thu và phát hình trực tiếp khắp Hoa Kỳ, Úc Châu và Canada

- Hãng điện thoại quốc tế Total Call International Mobile và Ðông Nam Á đã bảo trợ tài chánh, ngoài ra còn cung cấp nhiều đường dây điện thoại để đồng hương khắp thế giới gọi vào tham dự cuộc Telethone truyền hình đầu tiên trong lịch sử của người Việt hải Ngoại, để các ân nhân gởi tới tấp những số tiền cứu trợ vào quỹ đại nhạc hội qua đài SBTN

Tất cả đều hoàn toàn miễn phí.

Thành công về tinh thần là sự hưởng ứng nhiệt tình của đồng hương Nam California và khắp nơi trên toàn quốc Hoa Kỳ cũng như Canada và Úc Châu cùng đổ về một phía, nơi sân vận động trường Bolsa Grande hoặc qua hệ thống truyền hình SBTN với những nét mặt vừa xúc động, vừa hào hứng theo dõi đại nhạc hội, vừa không ngớt góp tiền cho ban tổ chức, cũng như bỏ tiền vào các thùng của nghệ sĩ đem đến tận nơi.

Như có một sức mạnh vô hình thắt chặt mối dây thân ái của đồng hương tị nạn lại với nhau, cùng với ban tổ chức, các anh chị em cựu quân nhân, ca sĩ, nhạc sĩ... để cùng thực hiện một việc làm đầy ý nghĩa, đầy ắp tình người, cùng hướng về quê nhà với lòng nhớ ơn đến các anh em thương phế binh và quả phụ đang kéo lê cuộc sống vất vưởng, cô đơn, cơm không đủ no, áo không đủ ấm, nhà không đủ che mưa nắng...

Cuối cùng, xin quý vị vui lòng thứ lỗi cho chúng tôi mọi sự sơ sót ngoài ý muốn.

Chúng tôi sẽ xin loan báo bản tổng kết trong nay mai, sau khi thu thập đầy đủ mọi chi tiết cần thiết.

Trân trọng,

- Hội H.O. Cứu trợ TPB & QP/ VNCH

- Tổng Hội Sinh Viên Miền Nam California

Monday, July 21, 2008

Dai Nhac Hoi Cam On Anh Thuong Binh 2



Hải ngoại không quên tình chiến sĩ,

Ðồng hương nhớ mãi nghĩa thương binh

Có một blogger viết như thế này về người thương binh Việt Nam Cộng Hòa:

“Trong mắt tôi, anh mãi mãi là anh hùng dù tên tuổi không được khắc trên bia đá.

Trong mắt tôi, một phần thân thể mà anh đã bỏ lại chiến trường năm xưa không mất đi. Chúng đã chuyển hóa thành niềm tự hào của tất cả chúng ta.

Tôi mang ơn những giọt máu đã đổ xuống cho quê hương.

Tôi nợ anh phần thân thể đã mất.

Trong mắt tôi, anh mãi là người anh hùng bởi không có gì cao quý hơn khi anh hy sinh cuộc đời mình để tôi được sống.”

Ngày trở về sau chiến tranh của người thương binh VNCH không đẹp như những ca từ trong bài “Ngày Trở Về” của Phạm Duy. Ðơn vị tan nát, chiến hữu người hy sinh, người vào tù, người vượt biên... người còn lại thì gặp nhau ngơ ngác. Cái xã hội được xây dựng bằng lòng hận thù đã đẩy các anh từ bệnh viện với vết thương chưa lành ra lề đường, xua đuổi gia đình các anh từ thành phố về vùng “kinh tế mới”. Chẳng ai giúp được ai khi tất cả cùng khốn khổ.

Ba mươi ba năm trôi qua, số lượng người thương binh VNCH năm xưa chắc cũng giảm nhiều, bởi họ đã chết trong đau khổ, tuyệt vọng và cả uất hận. Nhưng có lẽ, những người ra đi như thế cuối cùng cũng tìm được bình yên nơi cõi vĩnh hằng. Chỉ thương người ở lại.

Khó có thể hình dung được làm sao các anh còn sống sót đến ngày hôm nay khi ngay cả người lành lặn cũng phải bương chải cật lực để kiếm sống. Ðể hình dung người thương binh VNCH sống như thế nào cũng dễ dàng, chúng ta chỉ cần đọc một số thư cảm ơn của các anh gởi cho Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh & Quả Phụ VNCH sau khi nhận được tiền cứu trợ từ hội:

“Tôi nhận được tiền của quý vị ân nhân gởi về giúp trong lúc gia đình tôi đang gặp khó khăn. Ðã mấy chục năm qua, mỗi ngày từ 6 giờ sáng cho tới 5 giờ chiều, tôi khập khễnh đi khắp nơi để bán vé số, mỗi ngày kiếm được 20,000 đồng Việt Nam (hơn $1), mua được vài lít gạo. Tôi đã 64 tuổi, cụt một chân, đi đứng rất khó khăn. Nay được $50, tôi vui mừng không kể xiết. Từ nay tôi đã sắm một cái bàn, cái ghế kiếm một chỗ ngồi cố định, khỏi phải lang thang, vất vả tấm thân.” TPB Trần Văn Hậu, Tiền Giang.

“Biết nói làm sao cho quý hội hiểu sự vui mừng của tôi. Ðối với người ta thì cũng bình thường, riêng tôi, từ mấy chục năm nay không hề cầm trên tay một số tiền lớn như vậy ($100).” TPB Nguyễn Lọt, Ðồng Nai.

Trăn trở cùng đồng đội

Nếu hiểu được những nỗi đau khổ, mất mát mà người thương binh VNCH phải chịu đựng sau năm 1975 thì chúng ta sẽ dễ dàng hiểu tại sao Hội H.O. Cứu Trợ TPB&QP VNCH ra đời. Mười sáu năm qua, hội đã chuyển gần một triệu đô la về giúp anh em thương binh. Có người mỗi tháng gởi về hội $20 trong suốt mười mấy năm nay; có người trước khi mất, trăn trối gởi hết tiền phúng điếu cho hội; có hội đoàn tổ chức lượm lon, trồng rau xanh kiếm tiền gởi về; có người vừa nhận được thiệp mời dự Ðại Nhạc Hội “Cảm Ơn Anh Người Thương Binh VNCH” đã vội ký tấm check vài ngàn đô la gởi tặng...

Cái trăn trở của những người điều hành hội trở thành nỗi suy tư chung của tất cả.

Căn nhà nhỏ tại thành phố Garden Grove, nơi bà Hội Trưởng Nguyễn Thị Hạnh Nhơn sống cùng con cái, đã trở thành trụ sở Hội H.O. Cứu Trợ TPB&QP VNCH từ lúc nào. Một chiếc bàn nhỏ cạnh những tủ hồ sơ chật cứng, nơi bà miệt mài làm việc từ 7 giờ sáng đến 12 giờ khuya suốt bao năm nay cũng chỉ vì đồng đội. Tuổi ngày càng cao, sức ngày càng yếu, con cái khuyên bà nghỉ ngơi và bà cũng cảm thấy mệt mỏi.

Thế nhưng bà lại nói: “Mệt quá rồi nhưng thấy anh em thương binh tội quá, bỏ không đành. Mình phải làm lẹ để gởi tiền về giúp, nhất là những anh em đang bệnh nặng. Phải gởi về ngay thôi, trước khi họ qua đời!”

Bà Nguyễn Thanh Thủy, cựu thiếu tá Cảnh Sát Ðặc Biệt, trưởng đoàn Thiên Nga, một trong những thiện nguyện viên nhiệt tình của hội cũng cùng suy nghĩ.

Bà nói: “Mỗi lần giúp hội phân loại thư từ, nhìn những tấm hình anh em thương binh mà đau lòng lắm. Họ đã chịu đựng suốt bao nhiêu năm nay không được giúp đỡ, chúng ta giúp họ cũng chẳng đủ vào đâu.”

Gần một triệu đô la thu được chia cho hơn 11,500 lượt người (mỗi người nhận từ 2 đến 5 lần) thì người nhận ít nhất chưa được $200, người bệnh nặng nhận nhiều nhất chưa được $500 trong vòng... 16 năm!

Ðau lòng lắm chứ!

Ðại Nhạc Hội “Cảm Ơn Anh Người Thương Binh VNCH - Kỳ II”


“Năm nay, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Nam California thấy thư anh em thương binh gởi cho chúng tôi nhiều quá nên đề nghị tổ chức đại nhạc hội,” bà Hạnh Nhơn cho biết thêm.

“Hiện bây giờ đã là khoảng 13,000 hồ sơ, chắc sau đại nhạc hội sẽ nhiều hơn nữa. Chúng tôi không đủ khả năng tổ chức đại nhạc hội nếu không có sự yểm trợ của Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Nam California, Trung Tâm ASIA, đài SBTN cùng các hội đoàn khác.”

Một đại nhạc hội thể hiện sự đoàn kết, gắn bó của người dân hải ngoại. Công việc chuẩn bị hiện đang được gấp rút tiến hành, từ việc thuê mướn sân khấu, thuê sân vận động, tiếp tân, trật tự đến việc đưa đón đồng hương từ Tượng Ðài Chiến Sĩ Việt-Mỹ đến nơi tổ chức, các ca sĩ không cần mời cũng ghi tên tham gia như một vinh dự được đóng góp tài năng vào công việc chung... Guồng máy đang vận hành với một tốc độ cao nhất cho ngày tri ân.

Bà Hạnh Nhơn vui mừng cho biết “lúc mới có thông báo thôi, hội đã nhận được hơn $10,000 từ các nhà hảo tâm.” Ðó là niềm khích lệ lớn lao cho ban tổ chức.

Hôm nay, Thứ Bảy 19 Tháng Bảy, khoảng 11 giờ trưa, ông Lê Quí, hội phó Hội H.O. Cứu Trợ TPB&QP VNCH, cùng một số thiện nguyện viên sẽ bán vé tại khu chợ ABC.

Theo chương trình, tuần sau sinh viên và nghệ sĩ sẽ xuống đường mời đồng hương mua vé.

Chỉ còn hai tuần nữa là đến ngày đại nhạc hội, số vé bán ra và số tiền ủng hộ nhiều hay ít là trách nhiệm không chỉ riêng của ban tổ chức, nghệ sĩ hay sinh viên. Trách nhiệm thuộc về tất cả chúng ta.

Nhạc sĩ Nam Lộc, một người trong ban tổ chức, nói với nhật báo Người Việt: “Ðây là công việc chung. Nếu chúng ta không làm thì không ai làm. Kỳ trước, mục tiêu của đại nhạc hội là $300,000 nhưng cuối cùng được hơn số tiền này. Mục tiêu năm nay của chúng tôi là $500,000 và hy vọng chúng ta sẽ vượt qua con số này.”

“Và để vượt qua con số này, chúng tôi kêu gọi các cá nhân, hội đoàn và doanh nghiệp ủng hộ. Tất cả các đóng góp đều được miễn trừ thuế. Nếu ai đặt mua từ 100 vé trở lên, mỗi vé chỉ $10, đích thân tôi hoặc một ca sĩ nào đó sẽ đem đến giao tận tay. Ngay sau khi phát động, ông bà chủ hai nhà hàng Quán Hỷ và Quán Hợp đã lấy ngay 100 vé,” nhạc sĩ này cho biết tiếp.

Ðược biết, đại nhạc hội năm nay có sự tham gia của hơn 100 ca nhạc sĩ, nghệ sĩ và MC hải ngoại với sự hiện diện đặc biệt của khoa học gia Dương Nguyệt Ánh.

Ðại nhạc hội sẽ được đài truyền hình SBTN trực tiếp truyền hình khắp Hoa Kỳ và Canada qua hệ thống sattelite và cable và khán thính giả có thể theo dõi chương trình và ủng hộ hiện kim qua các số điện thoại miễn phí hiện trên màn hình.

Ban tổ chức sẽ có dù bạt cho khán giả tránh nắng.

Con số của lòng tri ân


Nhìn bảng tổng kết số tiền Hội H.O. Cứu Trợ TPB&QP VNCH đã nhận được và số lượt TPB&QP VNCH đã được giúp đỡ, không ai không cảm thấy ấm lòng, bởi con số mỗi năm cứ tăng đều.

Từ 1993 đến 2002 (10 năm) hội nhận được $126,331 (trung bình mỗi năm khoảng $12,600).

Năm 2003: $21,367

Năm 2004: $41,636

Năm 2005: $81,263

Năm 2006: $160,173

Ðại Nhạc Hội năm 2006: $409,195 (đã trừ chi phí)

Năm 2007: $122,275

Sáu tháng đầu năm 2008: $108,000

Tổng số tiền thu được từ năm 1993 đến 30 Tháng Sáu, 2008 là hơn $973,000. Nhờ thế số lượt người thương binh và quả phụ VNCH được giúp đỡ cũng tăng theo từng năm. Tổng cộng hội đã gởi về giúp 11,597 lượt người, chưa kể 4,761 lượt người mà các ân nhân nhận hồ sơ từ hội để tự gởi.

Ðó là những con số của niềm vui, của niềm hãnh diện. Con số của lòng tri ân.

Nhưng con số của lòng tri ân thì không bao giờ đủ vì “trong mắt tôi, anh mãi là người anh hùng bởi không có gì cao quý hơn khi anh hy sinh cuộc đời mình để tôi được sống.”

Ðại Nhạc Hội “Cảm Ơn Anh Người Thương Binh VNCH - Kỳ II”

Giá vé $10/người và hiện được bán tại Hội H.O. Cứu Trợ TPB&QP VNCH (714-539-3545); Trung Tâm Ca Nhạc Asia (714-775-8264); các nhà sách Tú Quỳnh (714-531-4284); Tự Lực (714-531-5290); Văn Khoa (714-892-0801); Văn Bút (714-895-7080); Trung Tâm Pháp Quang (714-891-1485); ABC Copy (714-596-5536, Trung Tâm Bích Thu Vân (714-897-4519); Newland Pharmacy (714-892-5372); Pacific Pharmacy (714-839-1197).

Chi phiếu bảo trợ xin đề: “Ðại Nhạc Hội Cảm Ơn Anh-Kỳ II” và gởi về đài truyền hình SBTN, P.O. Box 127 Garden Grove, CA 92842 hoặc Hội H.O. Cứu Trợ TPB$QP VNCH, P.O. Box 25554 Santa Ana, CA 92799.

Wednesday, July 16, 2008

Thuong Nguoi Chien Si



THƯƠNG NGỪƠI CHIẾN SĨ !!!

Họ lính trẻ oai hùng chiến trận ,
Vượt lằn tên chặn bước quân thù .
Sớm đầu NAM , tối BẮC lên non,
Thân xác đổ , làm nền dân chủ .

Trong chiến trận kinh hồn bom đạn ,
Kẻ quay về chẳng vẹn toàn thân .
Người mất tích thân chia vạn mảnh,
Chỉ còn chăng ,CHIẾN SĨ VÔ DANH .

Sương lạnh mồ hoang theo năm tháng ,
Mà hồn chiến sĩ vẫn lang thang.
AI người hậu thế ? còn tưởng nhớ !
Đốt nén hương cho mảnh xương tàn .

(Hồng Hãi )

Tuesday, July 15, 2008

Xin Hoa Kỳ nhìn đến các thương binh, cô nhi quả phụ VNCH

Xin Hoa Kỳ nhìn đến các thương binh, cô nhi quả phụ VNCH
Tuesday, July 15, 2008

Ý-Yên

Sau thời gian dài suy nghĩ và đợi chờ, chúng tôi xin đánh bạo lên tiếng về một trong các vấn đề còn lại từ cuộc chiến tại Miền Nam Việt Nam: các thương binh, cô nhi quả phụ Việt Nam Cộng Hòa.

Ba mươi ba năm trôi đi, có lẽ đã muộn để những chiến hữu và chánh quyền Hoa Kỳ nên có một cái nhìn cảm thông với những chiến hữu đã cộng tác mật thiết với Hoa Kỳ qua suốt cuộc chiến, và nay đang sống cách biệt với bạn bè cũ, cách biệt ngay cả với chế độ Cộng sản mà họ buộc lòng phải chấp nhận.

Người viết không dám đòi hỏi một điều kiện hay quyền lợi gì quá đáng cho bạn bè của mình, chỉ mong được chút nào hay chút nấy, nếu Hoa Kỳ còn giữ chút tình xưa nghĩa cũ với những ai từng chiến đấu chống tai họa Cộng Sản, cũng tức là chiến đấu cho sự an toàn từ xa của Hoa Kỳ. Nay sự nguy hiểm CS không còn nữa, và Hoa Kỳ đang làm chủ thế giới dưới những hoàn cảnh khác.

Hoa Kỳ thường có truyền thống cao đẹp, thực tiễn là giúp đỡ những kẻ thù cũ trở nên hùng mạnh và thân hữu với mình, như Ðức hay Nhật v.v. Việt Nam Cộng Sản cũng được hưởng ân huệ đặc biệt này. Các vết thương chiến tranh dần dà được hàn gắn; những vấn đề cựu chiến binh, thương binh, cô nhi quả phụ nơi hàng ngũ CS, nhờ sự mở cửa đón tiếp Hoa Kỳ, đang được giải quyết khá tốt đẹp. Nhưng trái lại, thành phần các người Việt Nam đồng cảnh ngộ, là những công dân cũ của Việt Nam Cộng Hòa, thì đã bị quên bỏ hoàn toàn, sống lay lắt như loại công dân thứ hai trong bóng tối của sự phân biệt đối xử phũ phàng.

Thật ra, Hoa Kỳ cũng chưa quên những người bạn xưa, đã cho phép một số đông “cựu cải tạo viên” sang định cư tại Hoa Kỳ. Khi tiến hành thủ tục ra đi, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đánh giá họ là những người đã giúp Hoa Kỳ hoàn thành chính sách và chương trình của Hoa Kỳ tại Ðông Nam Á. Như vậy thì những thương binh QLVNCH cũng đã giúp Hoa Kỳ, và công lao của họ còn đáng kể biết bao bằng chính máu xương của mình. Các cô nhi quả phụ, vì thế, cũng chia sẻ vai trò thi hành chính sách của Hoa Kỳ cùng với những người cha hay người chồng của họ.

Chúng tôi cố gắng mà tin rằng, rồi ra Hoa Kỳ cũng nghĩ tới các thương binh, cô nhi quả phụ VNCH, như Hoa Kỳ đã nghĩ tới các người Nhật tại Mỹ bị nghi ngờ trong cuộc chiến tranh Mỹ Nhật. Hoa Kỳ cũng không quên bù đắp cho những cựu chiến binh Phi Luật Tân đã cộng tác với Hoa Kỳ trong Ðệ Nhị Thế Chiến.

Nếu vì lý do tế nhị nào đó, Hoa Kỳ chưa đặt mối quan tâm đến các người bạn xấu số cũ tại Miền Nam Việt Nam, thì chúng tôi cũng mong Hoa Kỳ chuyển vấn đề này đến một cơ quan liên hệ của Liên Hiệp Quốc, xem có thể làm chút gì trước thảm trạng của các chiến sĩ bị bỏ quên của Việt Nam Cộng Hòa xưa, khi thời gian chằng còn lại bao nhiêu cho cuộc đời họ. Chúng tôi còn nhớ Liên Hiệp Quốc, qua ngài Tổng Thư Ký Kurt Waldheim, cùng 12 nước liên quan, đã ký kết “Bản thông cáo quốc tế bảo đảm việc thi hành Hiệp Ðịnh Ba Lê 1973.” Nhưng vì lý do nào đó, LHQ đã để cho Cộng Sản vi phạm hiệp định, không những ép buộc Việt Nam Cộng Hòa phải tan hàng, mà còn kéo theo sự đau khổ suốt đời của những thương binh cô nhi quả phụ chưa được ai nhòm ngó tới.

Một số hội đoàn người Việt hải ngoại cũng đóng góp tiền bạc, phương tiện gởi về giúp đỡ các người bạn xấu số tại Việt Nam, nhưng đây chỉ là những cử chỉ ái hữu rất hạn chế, không thấm vào đâu. Một chương trình có tổ chức, mới mong cứu giúp được những kẻ khốn cùng được đôi phần. Do đó, chúng tôi chỉ biết tìm đến lòng nhân ái của chánh quyền và nhân dân Hoa Kỳ. Không ai có thể cầm lòng được trước cảnh một thương binh cụt hai chân, già cả, đầu còn đội chiếc nón màu xanh viễn thám của QLVNCH đề làm chứng tích, đang lê mình trên tấm phản gỗ, tay cầm mấy tấm vé số, cầu xin một chút tình thương.

Các thương binh của cựu VNCH đã bị dồn vào thế im lặng trong một xã hội mà họ không lựa chọn. Họ không thể nói được cùng ai, nếu không là với đồng minh giầu mạnh Hoa Kỳ, người đang bang giao và xây dựng Việt Nam, thì cũng xin nhìn đến những kẻ thiệt thòi nhất trong cuộc chiến Mỹ Việt, đó chính là những thương binh và cô nhi quả phụ gian nan khổ ải của Miền Nam Việt Nam, từng là đồng minh gắn bó của Hoa Kỳ khi xưa.

Miss Liberty: please have a look at the RVN's war invalids, widows, and orphans

By Y-Yen, ARVN Veteran

Years of patience and expectation have finally urged us to raise our voice on one of the left-over issues of the Viet Nam War: the miserable state of those injured from war, widows and orphans of the former Republic of South Viet Nam.

Thirty-three years have passed since the end of the VN War. It may be too late for the American Government and fellow-combatants to cast a comprehensive look at those who had collaborated with the Americans across the war. They now are living separated from their former comrades, even separated from the Communist regime that they had to accept because of no other choice.

We are not in a position to seek great favor for them, but something could be done for them. The Americans should keep in mind a dear memory of those who, while fighting Communism within their land, had also secured distant safety to the USA. Communist danger has vanished, and currently, the USA has arisen as the leader of the world under other circumstances.

The US' lofty traditions were to support former enemies to become stronger and cooperative, such as Germany and Japan, etc. The Viet Nam communists also have benefited from these American privileges. Communist war wounds have been healed, thanks to the open-door policy to the USA. In contrast, citizens of the former RVN, with similar problems, were left in oblivion, living with no hope under darkness of discrimination.

In reality, the USA has not ignored her former allies, by admitting numbers of “ re- educatees” for re-settlement. At the time when procedures started, the US Foreign Affairs valued these immigrants as having helped the USA achieve her programs and policies in South-East Asia. In this sense, the VN war invalids have also assisted the USA in the same manner, even more due to their blood and sacrifice. War widows and orphans, accordingly, also greatly contributed to the US fulfillment of her plans.

It is our wish that the US may lay concern towards the RVN 's invalids, war widows and orphans as she ( the USA) did to the Japanese after WWII. Moreover, the USA had not forgotten compensation for Filipinos on account of their alliance with the USA during WW II. Thus, those VN citizens adversely affected by the war should also be cared for.

If, by some subtle reasons, the USA cannot for the moment pay concern to her former RVN's allies, we would dare ask the issue be transferred to whichever branch in question of the United Nations. Allowing some possible means to aid the war invalids, war widows and orphans of the former RVN is necessary because not much time is left before the end of their lives. We still remember that the late UN Secretary General Kurt Waldheim, along with 12 related countries, have issued the “International communiqué warranting the implementation of the 1973's Paris Accords.” However, for some reason, The UN disregarded the VN Communists' violation of this legal instrument that resulted not only in the disintegration of the Republic of Viet Nam, but also in the life-long sufferings of the war invalids, war widows and orphans, without hope ever since.

In the meantime, some VN associations abroad also collected money and means for assistance, but the services remain still limited, not yet expanding as a broader scale for such a larger program. Other planned and expected organizations could work. Therefore, we think the best way to move forward is knocking at the American Charity door, the US Government and the American people as well. No one can refrain from their heart breaking when passing by an old man, losing his two legs, the shabby green beret on the head of the long-range patroller as symbol of past, moving on a rolling board with some lottery tickets in hands, begging for compassion...

War invalids, war widows and orphans of the former RVN were pushed into silence inside a society they did not long for. They could not confide in no one but their former American Ally, rich and strong, now in relation with Viet Nam. May the USA have a friendly look at the neediest people after the long war in South Viet Nam.