Monday, December 21, 2009
Bài Viết về TPB VNCH
TRÊN ĐÔI NẠNG GỖ
"Anh trở về trên đôi nạng gỗ""Anh trở về dang dở đời em!".
Cầm tờ giấy xuất viện, họ hẹn 6 tháng sau trở lại tái khám, Ngô văn Công đu mình trên đôi nạng gỗ, chân cao chân thấp đến thăm người yêu trước khi về với mẹ già dưới quê ở Cần Thơ.
Đứng trước cửa nhà Dung trên đường Trần quang Khải một lúc lâu, anh ngập ngừng đưa tay toan gõ cửa thì nghe như có tiếng ai hát từ trong vọng ra: "Anh trở về..dang dở đời em", anh còn nghe cả tiếng ê-cô dội lại:
"Sao anh không đi luôn đi, cụt giò rồi còn trở về mà chi cho đời em thêm dở dang?"!
Tai Công ù đi, không phân biệt được đó có phải là tiếng người con gái hát hay là những tiếng "o, o" trong lỗ tai từ khi bị sức ép của tiếng nổ do pháo binh địch 130 ly gây lên? Anh cúi xuống bất chợt nhìn thấy ống quần chân phải lắc lư, anh cũng lắc lư cái đầu theo nhịp ống quần cho đồng điệu, không gõ cửa nhà người yêu nữa, ra bến xa cảng miền Tây lên xe về thẳng quê, nơi đó mẹ già đang mong tin con hằng ngày.
Đó là câu chuyện tình buồn năm 1970 khi người lính trở thành TPB. Sau 35 năm số phận những người TPB có thay đổi gì không? Dĩ nhiên là dưới chế độ XHCN thì khá hơn, khá khốn nạn hơn.
Ký giả người Nhật Yoshitaga Yushi ghi lại trong bài viết về: "Số phận của người TPB miền Nam Việt Nam"(Click vào tiêu đề trên để đọc nội dung). Tôi vừa tóm lược ý kiến của một ký giả người Nhật (NV số717) nói về chính sách khoan hồng của XHCN đối với ông Hùng và Công. Chúng tôi không lạ về chuyện khoan hồng khoan đỏ của VC. Lạ một điều là Ngô văn Công vẫn "còn sống", nếu đúng hắn là người nằm cùng một phòng với Nguyễn kim Tiền và tôi trong bệnh viện từ tháng 6-69 đến 6-70. Tôi đem chuyện Ngô văn Công kể cho Tiền đang nằm trên giường bệnh nghe.
Tiền tin chắc người TPB mà ký giả Yoshitaga Yushi gặp tại Cần Thơ đúng là thằng bạn "Công cụt giò" của chúng tôi. Ba thằng cùng bị thương khắp người như ba cái bị rách.
Công thê thảm hơn vì bị cụt một giò trên đầu gối. Chúng tôi thường đùa với hắn và cũng là để tự an ủi: _ "Mất một chân không sao, cái Giống vẫn còn là tốt rồi, sau này ai mà biết mình là người chân chính hay chân phụ, chân thật hay chân giả". Có lẽ cám cái cảnh một thằng bạn cụt chân, sau 35 năm vẫn đu mình trên đôi nạng gỗ cũ mèm, mà không có được một cái chân giả để đi đứng cho có vẻ oai phong, là một cựu quân nhân QLVNCH, nên khi tôi bắt tay từ giã nó để đi "tham dự" chương trình văn nghệ do hội Bạn người Cùi tổ chức, Nguyễn kim Tiền thều thào hỏi: _ "Thế còn chương trình văn nghệ giúp TPB ở VN đến đâu rồi?" _ "Đang chuẩn bị, mày cứ yên tâm ĐI". Tôi lại nói dối người sắp chết Nguyễn kim Tiền một lần nữa và cố ý nhấn mạnh ở chữ ĐI.
Nó là cựu học sinh Trần Lục, con chim đầu đàn trong mọi sinh hoạt của hội TQLC Nam CA, lúc nào cũng sẵn sàng móc túi ứng trước để thực hiện tập đặc san ST rồi lượm bạc cắc sau, thiếu đủ không thành vấn đề. Mới đây hắn bàn cùng Phạm vũ B.. và chúng tôi là làm sao tổ chức được một buổi văn nghệ để gây quỹ giúp thương phế binh tại quê nhà, TPB mọi quân binh chủng, ĐPQ & NQ, mọi thành phần vì chiến đấu chống cộng mà nay trở thành thân tàn ma dại chớ không riêng cho TPB/TQLC.
Đang chuẩn bị vận động thì bất ngờ hắn ta bị "cúm" hành rồi ung thư phổi. Bệnh đã tiến tới đỉnh cao và bị xuất viện. Bác sĩ cho về nhà, không ki-mô ki-miếc gì nữa, cho tự do, muốn làm gì thì làm, nhanh thì 2 tuần, chậm là một tháng! Cái nó muốn làm thì không còn làm gì được nữa nên nó mới hỏi tôi, nay tôi gởi lại anh lang tây Phạm vũ B.. và các bạn cưụ học sinh Trần Lục có nên dùng uy tín của mình trong giới y-sĩ và giới truyền thông để vận động giúp nó không? Giúp thực hiện nguyện vọng của một thằng sắp chết mà còn nghĩ đến TPB còn sống tại quê nhà! Chưa biết đến bao giờ nhưng giả tỉ như khi chương trình văn nghệ gây quỹ giúp TPB thực hiện được thì có lẽ nó đã Đi rồi! Nếu "chẳng may" nó còn đứng dậy được để tiếp tục công việc thì đó là một phép lạ. Tôi mong như thế, tin như thế, tin chắc như thế vì cho đến giờ phút tôi viết những dòng này (20-6-05) thì Nguyễn kim Tiền đã vượt qua gấp đôi cái giới hạn tối đa là một tháng của BS bệnh viện ung thư Hoa phán.
Cái vui khôn tả là sức khỏe của nó ngày càng hồi phục tới độ lạ kỳ. "Xin Thượng Đế khoan cất nó về, vì nó còn nợ TPB, ai cảm thấy không còn nợ nần gì với TPB thì cất trước đi". Đúng lý ra vì vấn đề tế nhị tôi không nên nói về cá nhân Nguyễn kim Tiền, nhất là nó đang bệnh.
Câu chuyện có vẻ lạc đề nhưng lại rất hữu ích cho những người có lòng với TPB và nhất là những người CÓ LÒNG TIN. Tóm tắt như sau: Khi hết giai đoạn chữa bằng hóa trị và phải dùng máy hút nước từ trong phổi ra mỗi ngày cả lít có màu vàng và hồng thì BS cho Tiền về nhà để "dưỡng bệnh" (!) và mọi kế hoạch hậu chiến, hậu sự đã xong. Linh Mục Luân được mời đến giúp nó xưng tội rước lễ lần cuối cùng. Khi "xức dầu" cho người sắp ra đi, cha nói: _ "Tôi xức dầu cho anh thêm sức mạnh". Và nó đã mạnh lại thật như lời cha Luân phán.
Từ giai đoạn không ăn uống gì, một chút sữa ensure cũng ói, chỉ bôi một tí nước lọc cho khỏi khô môi thì Tiền đã tỉnh lại sau khi được xức dầu và qua ngày hôm sau đã đòi uống, đòi ăn, bước sang tuần thứ 8 thì ăn bánh mì thịt, bánh dầy kẹp chả đúng "gu Bắc Kỳ". Hòa "đầu bạc" còn hỏi đùa thế "nó" đã nhúc nhích được chưa thì Tiền toét miệng cười dễ ghét.
Tôi không đi vào chi tiết quyền năng chữa bệnh của Linh Mục Luân, vì ông luôn nhấn mạnh là ông chỉ cầu xin ơn trên dùm cho bệnh nhân, khỏi hay không là do LÒNG TIN của mỗi người. Tôi cũng không nhắc đến địa chỉ của Cha và tên những bệnh nhân nan y đã được qua cơn hiểm nghèo như trường hợp Nguyễn kim Tiền. Ngày cha Luân xức dầu cho Tiền có mặt B.Đ.Q CNN và Hòa "đầu bạc", hai nhân chứng và cũng là hai người bạn học ngày xưa, nay hàng ngày hàng tuần săn sóc cho Tiền.
Tiền và tôi sống bên nhau trên 35 năm, tuy cùng là "con chiên" nhưng không biết nhau là cùng tôn giáo! Chỉ tới khi thập tử nhất sinh nó mới kêu Chúa và tôi mới kêu Cha để lo phần hồn cho nó. Đúng là lũ "vô đạo". Nhưng LÒNG TIN và CÓ LÒNG với TPB đã giúp nó đứng dậy... Xin quay trở lại đề tài trên đôi nạng gỗ.
Hội trường nơi tổ chức văn nghệ giúp người cùi không còn một chỗ trống, hình như mọi người tới đây để "THAM DỰ" chương trình giúp người cùi chớ không phải đến để XEM văn nghệ vì tôi gặp cả mấy ông già khó tính, hủ lậu không bao giờ thích chuyện ca hát. Tôi hỏi cụ ông Phạm văn C..: _ "Hồi xuân rồi hay sao mà hôm nay anh đi coi văn nghệ đây?" _ "Hồi cái con khỉ, tao đi vì Người Cùi. Chú mày biết tao già rồi mà.
Tao cảm thấy hạnh phúc khi được chính phủ nuôi, có SSI, có đi-keo đi-két đầy đủ nhưng nếu tao chia một chút cho người cùi thì hạnh phúc của tao tăng gấp đôi" _ "Thế sao anh không ủng hộ một tí cho quỹ TPB, những đệ tử của anh" _ "Có nghe ai nói gì đâu, chú mày kêu gọi tổ chức đi." Trên sân khấu, những danh ca mà thường thì một "sô" của họ đáng giá ngàn vàng. Vậy mà trong chương trình này họ hát không biết mệt. Vừa hát vừa ôm.. thùng đi xuống hỏi thăm khán thính giả. Những người đã mua vé tham dự vẫn hoan hỉ, hân hoan, hoan nghênh, hoan hô ủng hộ thêm vào cái thùng của cô ca sĩ. Việc lượm bạc cắc này của cô cũng đạt số tiền 5 ngàn đô! Đáng kể nhất là "Người yêu của lính" Ngọc M.. họat động từ đầu tới cuối, hết công suất khiến trong tận đáy lòng của tôi nổi lên chút ghen tị, đã toan phát ngôn: "Bỏ lính rồi đi theo người C..hay sao đây?". Nhưng chặn lại kịp trong cổ họng. Theo ban tổ chức hội BNC, thì số thu được cho quỹ đã lên quá con số một trăm năm chục ngàn đô! Chưa hết, hội cho biết ân nhân vẫn tiếp tục gởi về và trung bình thu được Ba trăm ngàn đô mỗi năm (báo NV số 7111). Quá đã! Xin quý ông đi qua, quý bà đi lại dừng chân đôi phút cho tôi tường trình về hội Liên Trường cứu trợ TPB/VNCH. Hội Liên Trường là một hội rất đáng nể, có vai vế ở Nam CA, họ là cựu học sinh các trường trung học Trưng Vương & Chu văn An, Lê văn Duyệt & Trần Lục, Gia Long & Pétrus Ký, Nguyễn bá Tòng & Võ trường Toản, Nguyễn Trãi v.v.. nguồn cung cấp cho QL/VNCH những đại đội trưởng, tiểu đoàn, trung đoàn trưởng và dĩ nhiên trong thành phần TPB có rất nhiều đồng đội và thuộc cấp của họ nên họ vẫn tích cực gây quỹ giúp đỡ TPB và cô nhi quả phụ. Trong gần 4 năm qua hội đã giúp với tổng số tiền là 35,828 đô tức là vào khoảng gần Chín ngàn đô cho một năm (Việt Tide 202).
So sánh hai con số Ba Trăm Nghìn tức BA MƯƠI VẠN dành cho người cùi và chín nghìn đô ưu tiên cho TPB tôi thấy ngậm ngùi cho những "tên đui què mẻ sứt": _ "Thương phế binh chẳng là cái BA VẠN CHÍN NGHÌN gì cả!" Nếu ai xem những hình ảnh do Mục Sư Bảo ghi lại trong những chuyến cứu trợ do ông chủ xướng mới thấy TPB/ VNCH đi bằng tay và lắc mông nhiều quá. Như ông Hùng mà ký giả Yushi gặp ở Cần Thơ, cái ông mà hội cứu trợ phi quốc gia NGO cho riêng ông một xe lăn thì bị nhà nước XHCN thu hồi! Có thể trong một ngày rất gần lại có một đại nhạc hội gây quỹ cứu trợ cho các cháu ngoan "bác Hồ" đang bị đem bán trôn để nuôi miệng đảng viên đảng CSVN. Họ là những phụ nữ sinh ra và lớn lên dưới XHCN, đã bị tổng bí thư Lông đứt Mạnh đem bán làm nô lệ tình dục cho những tên đui què mẻ sứt bên Đài Loan. Các cháu này đang "kêu cứu như cha chết" (lời của cán bộ tiến sĩ Nguyễn đăng Doanh). Cô tổng quản trị đài LSR và chủ bút tuần báo Việt Tide vừa sang tận nơi để ghi nhận những hình ảnh thật thương tâm của các em bé VN đang bị đám "Tàu-xưa" chà đạp (có người giải thích Tàu-Xưa là ghe-củ, tức là lũ C.. .ghẻ).
Chúng tôi hoan nghênh việc làm nhân đạo và có ý nghĩa chính trị cao. Càng hoan nghênh khi cô kêu gọi đồng hương cứu giúp các cô gái này. Tiếng nói của cô chủ đài LSR bay rất cao và rất xa, có ảnh hưởng rất lớn. Nhờ tiếng kêu gọi của LSR, của cô mà nạn nhân TSUNAMI mãi tận xứ ông Xu-kạc-No cũng được cộng đồng người Việt CA tặng 8 trăm ngàn đô. Đề nghị cô cho anh em TPB/QLVNCH một tiếng nói. Nhìn sự thành công của hội BNC và nhất là lòng nhiệt thành của khán giả đến tham dự mà buồn cho câu hỏi của NG-k-Tiền: "Thế chuyện của TPB đến đâu rồi?" Ông nhạc sĩ nói với anh thương binh rằng: "Ngày trở về, anh bước lê chống nạng cày bừa.. v.v..".
Đó chỉ là lý thuyết thôi! Còn "ruộng" đâu mà cày! Mà giả sử "Người cày có ruộng" thì cũng không thể vừa chống nạng vừa cày được! Thương phế binh đã thiệt thòi, mà lại là TPB của QLVNCH sống dưới chế độ XHCN thì..hết nói. Chả còn gì để bàn thêm nữa! Cứ đọc lời ký giả Yoshigata Yushi ghi ở trên là đủ . Đại đa số các anh TPB không "được" đi tù CS để có 3 năm làm vốn lận lưng, mà cũng không còn đủ tứ chi, mắt mũi mồm miệng, tim gan phèo phổi nang tỳ phế thận lòng ruột bao tử, tái sách nạm gầu v.v.. thì lấy đâu mà đi với đứng, lấy đâu mà nghe với trông, ăn với nói, kêu với gào! Bẩm sinh ra các anh đâu phải như vậy! Cũng hiên ngang hùng dũng đẹp giai như ai, cũng có người tình duyên dáng nhí nhảnh, có vợ đẹp con khôn, vì danh dự và trách nhiệm, theo lệnh tòng quân "ra biên cương, ra nơi tiền tuyến" ngăn quân thù cho đồng bào và cho ai đó là thượng "tẩu vi thượng sách"! Phần thưởng cho các anh là "Cái Bị" bảo quốc huân chương kèm theo anh dũng bội tinh với "Cây gậy"! (Đừng cho tôi là cố tình bôi bác, chỉ những anh mang huy chương "ăn giỗ" hay mang Bảo Quốc đi ăn nhà hàng mới là bôi bác huy chương).
Tôi không có ý đem so sánh sự đau khổ này với sự đau khổ khác xem cái nào tệ hơn cái nào. Nhưng những người bị bệnh phong cùi là do tại Thiên, hiện tại họ là công dân của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Còn anh em quân nhân QLVNCH trở thành TPB là vì chúng ta. Chúng ta là đồng bào, là nhân dân, là thượng cấp tối cao của họ. Quân đội vì nhân dân mà chiến đấu vì đồng bào mà hy sinh. Tướng tá là cấp chỉ huy. Đồng bào mới là Thượng Cấp Tối Cao của TPB/VNCH. Cấp chỉ huy đã quên họ. Không lẽ Thượng Cấp Tối Cao chỉ ưu ái với công dân của nước XHCN mà chán ngấy TPB/VNCH bị tụi yêu quái CS đạp ra ngoài lề xã hội! Khi thấy các "thượng cấp tối cao" mau mắn kêu gọi, hô hào, hào phóng giang tay cứu nạn nhân TSUNAMI bên Nam Dương thì trong cái chòi bên con rạch nhỏ Đồng Nai có tiếng thở dài của TPB/VNCH: "TSUNAMi ơi. .sao mi không tạt ngang qua đây một tí để cho tao ăn theo vài cent! Tsunami biến thành TiênSư Nhà Mi !" Hội bạn Người Cùi gây quỹ rất thành công nên họ còn trích ra đem sang tận Nam Dương, Sí-lăng-Ca V.V.. để tặng nạn nhân TSUNAMI.
Tôi định làm phiếu trình lên cựu đại tướng Nguyễn Khánh đề nghị ông đến xin họ ủng hộ tí làm quỹ cho TPB. Dù sao ông đã là Quốc Trưởng mà những người đánh bóng ngôi sao cho ông bị thành TPB vô số kể. Điển hình là trung sĩ Nguyễn duy X.. thuộc TĐ.1/TQLC, giữ an ninh cho ông đứng công bố "Hiến chương Vũng Tàu" đã bị nhóm người biểu tình phản đối ông ném đá trúng gãy xương sống anh. Anh nằm liệt từ đó trong góc rừng Trảng Bom! Và anh cũng vừa từ trần.
Nhưng thôi, vô ích, vì bây giờ ông đang bận bịu với công việc của CUỐC CHƯỞNG vả lại không lẽ TPB của QLVNCH lại đi ăn chặn tiền của Người Cùi XHCN hay sao! Trong hội chợ Xuân Ất Dậu tại Garden-Grove của sinh viên, gian hàng TPB rất lưa thưa. Ông BĐQ Nguyễn Phán, người tích cực kêu gọi gây quỹ cho TPB nhưng hôm đó ông đứng nhìn trời hiu quạnh mà lòng thấy quạnh hiu. Nhác trông thấy ông, theo gương thượng cấp, tôi lủi sang khu bán thịt nướng để chen vai thích cánh mua cho được que thịt mà thường ngày ở nhà bà già năn nỉ bắt ăn tôi cũng lắc đầu! Bà chị Hạnh Nhân của TPB cũng tất bật ngược xuôi, không quản ngại bị gậy đi xin tiền cho TPB, chuẩn bị thuê rạp tổ chức văn nghệ cả năm nay rồi mà vẫn chưa thực hiện được. Không hiểu tại sao? Thực ra thì có rất nhiều nhóm hoạt động cho công việc nhân đạo này từ lâu rồi, nhưng vì quá lẻ tẻ và thiếu vận động nên kết quả chẳng bao nhiêu. Hình như mỗi binh chủng đều lo cho TPB của họ. Thí dụ như TQLC, BĐQ, ND, BK 81, VB, TĐ v.v.., tuy nhiên có tính cách nội bộ gia đình và cũng rất khiêm nhường. Còn những TPB khác thì sao? Trông chờ vào một mình ông Mục Sư Bảo? Con én Nguyễn ngọc Lập không làm nổi mùa xuân. Ai cũng biết anh Lập là một nhân vật nổi "tiếng" ở Little Saigòn.
Bất cứ chương trình phát thanh nào có mục cho thính giả gọi vào góp ý đều có tiếng nói sắc bén của anh. Lý luận vững chắc lúc ban đầu khiến nhiều ông phải đau đầu. Nhưng ít ai biết anh là người âm thầm đi gõ cửa khắp nơi hơn 10 năm nay để xin xe lăn cho TPB. Nhưng vì có một mình nên tiếng nói không đi xa mà chỉ quẩn quanh những nơi quen biết nên nhiều thân chủ vừa trông thấy anh là như đụng cơm nếp nát. Một thiểu số cho là anh "mát". Nhưng theo tôi, anh đã có cử chỉ làm "mát lòng chiến sĩ", chứ không "ấm cái đầu" như thiểu số nọ. Một vài "liệt lão" nói rằng hội BNC thành công vì Người Cùi họ sống tập trung còn TPB thì sống rải rác quá! Thoáng nghe qua có vẻ nhân nghĩa bà Tú Đễ. Chắc liệt lão đã bay trước ngày 30-4-75 nên mới có lý lẽ "liệt não" như thế. Thưa quý cụ, tại góc đường Trương Định và Nguyễn Du có Th/úy Lê văn Tâm BB không .. ..chân, đít bịt miếng cao su, ngồi sửa xe đạp. Bạn anh là thằng Quang ND ngồi xe lăn bán vé số.
Thằng Ly TQLC cà thoọc đạp xe bỏ mối rượu lậu. BĐQ Dũng chân thật chân giả đạp xích lô. Cứ mỗi chiều tàn, họ tụ về đây chia nhau điếu thuốc, miếng cơm, câu chuyện gia đình. Vậy mà thằng Khánh công an khu vực phường Lý tự Trọng ( Nguyễn Du) đến kết tội các anh "tụ tập có âm mưu lật đổ chính quyền"! Làm như chính quyền cuả nó là cái lon sữa bò chứa nước tiểu của anh Tâm! Quý cụ bay trước 75 đâu biết cái thảm cảnh này mà đòi gom bi TPB. Tụi CS sợ TPB hơn ông cố nội nó. Hở ra là nó "chặt". Ở đó mà sống tập trung! Ngây thơ bỏ mẹ. CHÚNG TA PHẢI LÀM SAO? Có nhiều vị sao hỏi LÀM SAO rồi. Hỏi kiểu đánh trống bỏ dùi. Chả hiểu quý vị còn khả năng đánh trống bỏi được nữa không nhưng cái dùi thì vẫn mang theo mà việc giúp TPB thì cứ bỏ lửng.
Cách nay 2 năm, tôi tham dự đại hội, một trong những điều đưa ra trong đại hội là TPB, đã có nhiều trung tâm và trung tâm trưởng mọc lên khắp nơi như nấm sau cơn mưa, nhưng chữ TPB thì trở thành chữ: Thôi Phải Bỏ! Nghe nói tháng 6-05 này lại họp để rà xét kết quả hoạt động. Nếu đúng như thế thì xin ông trung tâm trưởng Ngô G.., ông đại diện Ng-h-C.. nhắc chủ tướng dùm chúng tôi vấn đề TPB như đã hứa. "Nhất tướng.. ..có vạn cốt khô" thì phải có vạn vạn TPB. Bất cứ ông Sao nào cũng có bổn phận phải lên tiếng về TPB. Nhưng thật là hiếm hoi, có lẽ im lặng là ..Vàng vẫn quý chăng" Người có lòng thì lại e ngại, sợ bị chỉ trích. Đừng sợ bị phá, bỏ cái thú đọc diễn văn hay làm chủ tọa đi mà sắn tay áo lên ra lệnh hô: "Xung Phong cho TPB" thì vạn người theo. Thuộc cấp sẽ không đứng sau lưng quý vị mà sẽ xung phong "có anh đi hàng đầu" như đã từng xung phong theo lệnh ngày xửa ngày xưa: "Bằng mọi giá phải chiếm cho được..nếu không tôi cho anh ra tòa án QS!" Những bằng chứng cụ thể tôi nêu ở trên chứng tỏ lòng nhân ái của cộng đồng người Việt hải ngoại rất cao, nhất là anh chị em trong giới văn nghệ sĩ. Chỉ cần một lời kêu gọi, con có khóc mẹ mới cho bú.
Nếu quý vị Sao sợ cháy danh vọng, không dám đứng ra tổ chức thì chỉ xin quý vị khóc lên một tiếng là chắc chắn chị em nghệ sĩ sẽ cho bú ngay, đồng hương sẽ nhiệt liệt hưởng ứng, có phải thế không các ông anh bà chị ngành truyền thông? Chắc chắn là O.K, có phải thế không các anh chị văn nghệ sĩ. Nếu thân làm Sao không dám khóc thì tôi xin khóc thay cho Ng-k-Tiền. Một tên "sắp chết" mà còn nghĩ đến TPB để kính xin các ông anh nhà báo lên tiếng, mỗi ông cho vài dòng kêu gọi cho gây TPB. Ước chi những anh chị xướng ngôn viên các đài phát thanh, mỗi người chỉ cần cho tập thể TPB 30 giây tiếng gọi trên làn sóng là quý hóa lắm rồi.
Ước chi những nghệ sĩ ngày xưa từng thiết tha với lính nay đứng lên ca cho TPB nghe một vài bài: Anh không chết.., Trên đôi nạng gỗ.., Ngày trở về anh bước lê.., Anh về hòm gỗ cài hoa.. ., Trên chiếc băng-ca? ., Sao anh không đi luôn đi, về làm chi cho dang dở đời em? ..Con ễnh ương nó nằm trong cái nón sắt của anh bên bờ lau sậy này! Và cùng với TPB đồng ca bản: "Cờ bay.. ..Cờ bay trên thành phố thủ đô SAI-GON thân yêu vừa chiếm lại đêm qua. ..".. Và ước chi những dòng này lọt vào mắt người ca nhạc sĩ "cả tiếng lại dài hơi", lời kêu gọi của anh vang lừng trên bốn cõi. Phải thế không anh Nam Lộc? Ngày xưa khi còn cầm súng, khi nghe ông nào đó nịnh rằng một ngòi viết, một ký giả, mạnh hơn một sư đoàn là tôi bực lắm. Cho là các bố sợ họ tố tham nhũng nên nâng bi. Nay thì mới biết bao nhiêu sư đoàn cũng tan rồi chỉ còn những cây viết chiến đấu và lời ca mới tiếp sức sống và chiến đấu cho TPB/VNCH.
Trong 30 năm qua, không có yểm trợ của đồng hương, TPB vẫn sống, nếu hải ngoại có ngó lại thì cũng chỉ là thêm miếng đường vào chén nước muối cho dịu cái môi sứt. Không TPB nào có ước mơ được cựu đồng đội và thượng cấp nơi hải ngoại nuôi sống, và chúng ta cũng không có khả năng thực hiện diều đó. Nhưng tinh thần là chính. Mỗi năm ít ra cũng có một ngày gọi là vẫn nhớ đến các anh. Không có cao vọng gọi là "Ngày TPB", nhưng hội Bạn Người Cùi họ mỗi năm tổ chức một lần thì tại sao tập thể cựu QN không làm được? Ngày xưa ngoài tiền tuyến họ chiến đấu bằng súng đạn, nay cuộc chiến đã khác nhưng họ vẫn là những chiến sĩ tiền tuyến chiến đấu bằng cái đầu, hậu phương hải ngoại chờ gì nữa? Hậu phương to lớn chỉ toàn những quan cùng "quách", tối ngày họp với hành, bầu với bán, chủ nọ "tịch" kia mà không có binh ngoài tiền tuyến thì..! Một thương phế binh nói câu rất thực và khẳng khái: "Thiếu cái chân, hụt cái tay, nhưng còn cái đầu. Cùi rồi đâu có sợ lũ hủi VC".
C.vanto Số Phận Của Người Thương Phế Binh Miền Nam Việt NamYoshigata Yushi
Trong khi nhiều tờ báo lớn trên thế giới đến Việt Nam trong hai tháng 3 và 4 vừa qua để tìm hiểu và viết về những thay đổi tại Việt Nam sau 30 năm kết thúc chiến tranh, thì ký giả Yoshigata Yushi của Nhật Bản, cũng đến Việt Nam nhưng với tâm tư khác. Ông đến Việt Nam để tìm hiểu điều mà Hà Nội hay nói là 'xoa dịu vết thương quá khư' trong lòng ngưới dân miền Nam. Bài viết sau đây của ông đề cập về số phận chung của những Thương Phế Binh Miền Nam.
"Hãy quên quá khứ, đoàn kết lại để xây dựng đất nước" là câu nói thường được các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam nhắc lui nhắc tới kể từ khi quốc gia này áp dụng chính sách "đổi mới" vào năm 1986 dưới thời ông Nguyễn Văn Linh.
Ngày 30 tháng 4 vừa qua tại Việt Nam, các lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam cũng lập lại câu này trong những buổi lễ tổ chức mừng "Chiến thắng 30/4". Lời kêu gọi này có gì sai , mà sao người dân Việt Nam không đáp ứng, phải để cho lãnh đạo hô hào hoài suốt gần 19 năm trời. Bất cứ chuyện gì được coi là đúng khi lý thuyết phải phù hợp với thực tế. Lời kêu gọi phải đi đôi với việc làm còn không thì tất cả đều vô nghĩa. Kêu gọi người ta hãy quên quá khứ thì chính mình cũng phải hòa đồng, cởi mở, đối xử công bằng với tất cả mọi người chứ không được kỳ thị.
Ở đây tôi muốn nói đến số phận chung của người thương binh miền Nam hiện nay vẫn còn bị chính quyền kỳ thị cho dù chiến tranh đã kết thúc đúng 30 năm. Họ đang là nạn nhân của một xã hội bị phá sản mọi thứ tại Việt Nam và đang cần, rất cần sự giúp đỡ của mọi người trong chúng ta. Từ khi áp dụng chính sách "đổi mới", chính quyền Hà Nội đã hé cửa cho một số hội đoàn thiện nguyện (NGO) nước ngoài vào Việt Nam làm công tác từ thiện, giúp đỡ những người đang ở trong hoàn cảnh khó khăn.
Tôi đã được một người trong tổ chức NGO hướng dẫn đến trung tâm trị liệu phục hồi cho người tàn tật ở Cần Thơ. Tại đây tôi được gặp ông N. V. Công (73 tuổi, một thương phế binh của Việt Nam Cộng Hòa) khập khểnh bước đi bằng đôi nạng gỗ đã quá cũ mèm mà ông ta sử dụng từ năm 1973 đến bây giờ. Một người thương phế binh khác là ông N. C. Hùng (53 tuổi) cụt cả hai chân mà chẳng có một phương tiện nào khác để di chuyển ngoại trừ hai bàn tay. Muốn đi phải dùng hai bàn tay chống để lết. Cả ông Công và ông Hùng chẳng được một cơ quan nào của nhà nước giúp đỡ phải tự kiếm sống bằng những công việc như đan thúng, đan giỏ... Người nhân viên NGO này cho biết lý do tại sao tổ chức NGO của ông ta lại quyết định chọn con đường giúp đỡ những người thương binh miền Nam. Lý do Sài Gòn là nơi đầu tiên họ được đặt chân đến để hiệp tác cho chương trình xóa đói giảm nghèo mà chính quyèn Hà Nội kêu gọi. Sau khi đi tham quan nhiều nơi tại miền Nam, phái đoàn của tổ chức NGO này ra Hà Nội để tiếp tục cuộc tham quan. Tại Hà Nội và nhiều nơi khác ở miền Bắc, họ cũng được gặp nhiều thương binh bộ đội miền Bắc có người thì ngồi xe lăn.
Có người thì đi bằng chân giả hay chống nạng. Người thương binh đã mất đi một phần thân thể của mình cho đất nước thì chính phủ ít ra phải lo cho họ có những thứ đó để giảm bớt trở ngại trong cuộc sống hàng ngày là chuyện đương nhiên. Nhìn những thương binh miền Bắc, chúng tôi không khỏi ngậm ngùi cho hoàn cảnh của những thương binh miền Nam mà chúng tôi đã gặp tại Sài Gòn, hay những vùng Lục Tỉnh... là họ đã bị bỏ rơi một cách tàn nhẫn. Đó là lý do chính để tổ chức NGO chúng tôi quyết định công việc giúp đỡ thương phế binh miền Nam. Người nhân viên NGO này còn cho biết thêm là họ được chính quyền Hà Nội chấp thuận cho làm công việc giúp đỡ này nhưng với điều kiện là phải đặt dưới sự quản lý của chính quyền địa phương. Chúng tôi đã đến nhiều quốc gia làm việc thiện nguyện, nhưng chẳng có một quốc gia nào đặt ra điều kiện kỳ quái như thế, nhưng họ đành phải chấp nhận để mong sao giúp đỡ được những người cần được giúp đỡ.
Nhóm NGO này còn kể tôi nghe rằng họ đã trao tặng các trung tâm trị liệu phục hồi cho người tàn tật nhiều xe lăn, chân giả, nạng gỗ và nhiều thứ khác. Vì thấy mức độ tàn tật quá nặng của ông Hùng cần đặc biệt phải giúp đỡ nên tổ chức chúng tôi tặng riêng cho ông Hùng một chiếc xe lăn. Tặng xong, họ yên chí là từ đây ông Hùng không còn quá nhọc nhằn như trước mỗi khi muốn di chuyển vì đã có phương tiện. Tháng sau họ trở lại gặp ông Hùng thì vẫn thấy ông ta lết đi bằng hai tay. Hỏi xe lăn đâu thì ông Hùng trả lời rằng đã bị nhà cầm quyền địa phương tịch thâu vì cơ quan cho xe không qua trung gian chính phủ, bắt phải đóng tiền phạt mới được nhận xe. Mà ông Hùng lấy đâu ra tiền để đóng phạt. Cuối cùng họ lại phải bỏ tiền túi đóng phạt để nhận xe lăn cho ông Hùng.
Nghe xong câu chuyện về ông Hùng nói trên, tôi không thể hiểu nổi một chính quyền cứ ra rả nói về 'quên đi quá khứ' mà lại có những hành động vô nhân đạo đối với những người đã thua cuộc cách nay 30 năm. Rõ ràng là về mặt ý thức, chiến tranh Việt Nam chưa chấm dứt. Bởi vì nếu bảo rằng đây là hành động sai phạm có tính cách cá biệt của những quan chức chính quyền địa phương thì cũng đáng buồn cho Việt Nam vì tại đất nước này ngay đến người tàn tật, bần khốn tận cùng cũng không tránh khỏi nạn bóc lột. Tôi rất chia sẻ vì sao sau 30 năm, người Việt Nam vẫn tiếp tục đấu tranh cho sự tự do, dân chủ và nhân quyền được tôn trọng tại Việt Nam.
Tuesday, November 24, 2009
TPB/VNCH Tháng 11/2009
TPB: NGUYỄN VĂN BỘI Sinh năm: 1954
Số quân: 74/121434 Cấp bậc: B2.
Ðơn vị: Pháo đội 1, Tiểu đoàn 1 pháo binh, sư đoàn nhảy dù.
Tên sư đoàn trưởng: Trung tướng Dư Quốc Ðống 1972.
Tên tiểu đoàn trưởng: Thiếu tá Bùi Ðức Lạc
Tên đại đội trưởng: Ðại úy Hùng
Bị thương tại chiến trường: Thuộc tỉnh Quảng Trị.
Vết thương tật: Cụt 2 bàn tay, mù 1 mắt, gãy xương chân
Hoàn cảnh: không vợ (3 con) bị vợ bỏ
Ðịa chỉ: 427 ấp Kiến An, xã An Ðiền, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Số điện thoại: không có xài điện thoại ( kem theo hinh thuong tat )
Quả phụ Nguyễn Thị Huyện SN 1946
Là vợ của tử sỉ Thạch Bình Ny
Cấp bậc thượng sỹ, số quân 42/120341
Đơn vị: ĐPQ/chi khu Phú Giao, KBC 6161
Đã hy sinh trong trận chiến tại Lai Khê thuộc Huyện Bến Cát Tỉnh Bình Dương ngày 5-12-1969
Hiện cảnh: Quả phụ Nguyễn Thị Huyện sống vậy nuơi con từ năm 1969 đến nay. Con mắc bệnh tâm thần ( tên Thạch Thị Thùy Trang)
Chị Huyện đang sinh sống bằng nghề bán vé số dạo hồn cảnh rất khốn khổ khơng đủ tiền lo thuốc men cho con, rất mong được sự giúp đỡ nhân đạo.
Địa chỉ: Số 45, Ấp 5 Lễ Trang, Xã Vĩnh Hịa, Huyện Phú Giáo, Tỉnh Bình Dương.
Số điện thoại: 0166.7631074
(kèm theo hình và giấy tờ củ trước năm 75)
TPB: VÕ VĂN NHÀN Sinh năm: 1952
Số quân: 52/344665 Cấp bậc: Tiểu đội phó.
Ðơn vị: Nghĩa quân, đại đội 1 tiểu đoàn 322/ÐPQ
Bị thương tại chiến trường: Thuộc huyện Bến Cát (Chơn Thành )
Vết thương tật: Mù 2 mắt, cụt 1 bàn tay phải, gãy chân.
Hoàn cảnh: Không vợ con, sống nhờ cháu nuôi dưỡng.
Ðịa chỉ: 87, tổ 4, ấp tân Lập, xã An Ðiền, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Số điện thoại: của người cháu tên Võ Văn Cường
Số điện thoại: 0908.266227 ( kem theo hinh anh thuong tat )
TPB: LÊ VĂN TỴ Sinh năm: 1953
Số quân: 73/146819 Cấp bậc: Chuẩn úy
Ðơn vị: địa phương quân chi khu Quảng Ngãi (Khóa 9c Thủ Ðức 1972)
Bị thương tại chiến trường: Thuộc tỉnh Quảng Ngãi (1974).
Vết thương tật: Mù 2 mắt, cụt 1 đùi chân phải, điếc 2 lỗ tai.
Hoàn cảnh: một vợ, một con.
Ðịa chỉ: H270/76, khu 9 phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Số điện thoại: 0650.3817246
Số CMND: 286676463 ( kem theo hinh anh thuong tat )
Bà TRẦN THỊ THOA -vơ của chien binh VỦ VĂN TẤT( lính Biệt khu Thỉ Đô chết năm 1968+ hai con >>>>
1- VỦ VĂN TÍNH ( Nhảy Dù chết ngày 12-9-1972 tại quảng trị
2- VỦ VĂN TÌNH ( Nhảy dù chết ngày 1-12-1974 tại Huế
bà THOA bán Đậu phụng quanh xóm - ở với đứa con gái, cuoc song rat kho khan
DC số 6--đường 11- Phương Phước Bình -Q9- TPHCM
TBP: BÙI PHƯƠNG . Sinh năm 1953
Số quân: 73/104070. Cấp Bậc: Binh Nhì
Đơn vị: Tiểu Đoàn 1, KCB 4110, Trung đoàn 52, Sư đoàn 18 Bộ Binh.
Họ tên tiểu đoàn trưởng: Thiếu tá CAM PHÚ
Họ tên trung đoàn trưởng: Trung tá NGÔ KỲ DŨNG
Họ tên Sư đoàn trưởng: Thiếu tướng LÊ MINH ĐẢO
Bị thương tại chiến trường Bến Cát – Bình Dương vào ngày 01 tháng 06 năm 1974.
Tại tọa độ XT 728304.
Vết thương tật: Liệt hai chân, co rút hai tay + vết thương bụng ruột nối hai khúc.
(Bùi Phương đã nằm tại chỗ suốt hơn 35 năm qua)
Hoàn cảnh: độc thân, sống vào nhờ người chị ruột nuôi dưỡng (phải uống thuốc men thường xuyên để điều trị đường ruột.
Địa chỉ: số 1051 đường Hiệp Nhất, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM.
Số điện thoại: 08..38424608.
LÊ KHÁNH HỒNG, >> SN 1953.
Cap Bac :Ha sỉ , So Quan : 73/138656
Thuộc DD1/TD1/TrD54/Su Doan 1Bo Binh KBC 4204
Cấp Độ tàn phế 100% bị thương ( mù hai mắt+ lảng tai) tại thừa thiên -Huế ( ngay 12/9/1973 )
Hoàn cảnh - nhà ở trọ- vợ bán vé số tự sống
DC -223/11 Dường Lưu- hửu Phước -Phương 15 -Q 8-TPHCM
CMND 02007248
DT : 08. 35022881
Tpb/ LÊ -TRỌNG- NHUẦN , >>> SN :1947
Cap bac : Trung sỉ So Quan :- 67/102732
Thuộc DD21( Đ/úy Đặng hy Sinh)/ TD2ND ( Tr/tá Thạch) KBC 4247
Cấp độ tàn phế 85% ( cụt tay T+ gảy xương bánh chè chân P)bi thương năm 1970 tai C.C KàTum - Tây Ninh( dang mang benh TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO- liệt nữa người )
Hoàn cảnh - sống nhờ vợ ( bán cơm chiên dạo -bằng xe đảy tay)
DC - 28/11- khu phố Bình Dương- Phường Long Bình Tân- Thành phố Biên hòa -đông nai
CMND 271379225
DT 0613933865
NGUYỂN ĐƯC THẮNG , >> SN 1957.
Cap Bac : -B2, So Quan : 77/110745
Thuộc DD489(Tr/úy Giai)TD92- Biên phòng- BDQ -KBC 7564
Cáp độ tàn phế 100% (cụt hai chân)(một bàn chân+một chân kia cụt dưới gối)
bị thương tại ngã 3 Dầu Giây- Long khánh - ngày 28-3-1975
Hoàn cảnh -ở nhà trọ - bản thân chạy xe ôm+ vợ bán vé số
DC -Phòng trọ 2385/70 đương phạm thế Hiển- phường 6-Q8-TPHCM
CMND 025111722
DT : 0906.728052
Cap bac : Trung sỉ So Quan :- 67/102732
Thuộc DD21( Đ/úy Đặng hy Sinh)/ TD2ND ( Tr/tá Thạch) KBC 4247
Cấp độ tàn phế 85% ( cụt tay T+ gảy xương bánh chè chân P)bi thương năm 1970 tai C.C KàTum - Tây Ninh( dang mang benh TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO- liệt nữa người )
Hoàn cảnh - sống nhờ vợ ( bán cơm chiên dạo -bằng xe đảy tay)
DC - 28/11- khu phố Bình Dương- Phường Long Bình Tân- Thành phố Biên hòa -đông nai
CMND 271379225
DT 0613933865
NGUYỂN ĐƯC THẮNG , >> SN 1957.
Cap Bac : -B2, So Quan : 77/110745
Thuộc DD489(Tr/úy Giai)TD92- Biên phòng- BDQ -KBC 7564
Cáp độ tàn phế 100% (cụt hai chân)(một bàn chân+một chân kia cụt dưới gối)
bị thương tại ngã 3 Dầu Giây- Long khánh - ngày 28-3-1975
Hoàn cảnh -ở nhà trọ - bản thân chạy xe ôm+ vợ bán vé số
DC -Phòng trọ 2385/70 đương phạm thế Hiển- phường 6-Q8-TPHCM
CMND 025111722
DT : 0906.728052
Tpb/ NGUYỂN VĂN BÔN, >> SN 1954.
Cap Bac : B2 , So Quan: 74/135425
Thuộc DD1( D/úy Trần văn Loan) TD2/TQLC( Th/tá Hợp) KBC 3335
Cấp độ tàn phế 100% Bị thương vào cột sống -ngày 23-6-1973 tài Quảng trị( liệt 2 chân- năm một chổ trên 35 năm)
Hoàn cảnh- Độc thân (người mẹ mới chết) sống nhờ em gái út
DC 2733/54 phạm-thế Hiển -Phương 7-Q- 8 TPHCM
CMND : 020981135
DT : 0906929782
Sunday, November 22, 2009
Hình ảnh TPB VNCH và bài viết Những Mảnh Đời Rách Nát
Những Mảnh Đời Rách Nát
Nguyễn Văn Huy - Phan Minh Hiển
Thay lời tựa
Sau biến cố 30-4-1975, gia đình và bản thân tôi nói riêng và đại gia đình anh em phế binh nói chung sống những ngày đen tối. Vì bị chế độ mới xếp vào loại "thành phần xấu", chúng tôi bị áp bức đủ điều. Nhà cửa của chúng tôi vốn đã không có gì bị cưỡng đoạt, thân thể không nguyên vẹn của chúng tôi cũng bị cưỡng chế và chịu đựng đủ mọi nhục hình. Một số anh em chúng tôi bị cưỡng bức đưa đi "tập trung cải tạo". Tập trung cải tạo ở đây phải hiểu là đi ở tù, tâm hồn và thể xác bị hành hạ. Nhà tù ở đây cũng không phải là nhà tù trong những thành phố mà là giữa chốn rừng sâu, khỉ ho cò gáy, trong những căn cứ của cộng sản cũ, thiếu thốn trăm bề. Nhiều anh em chúng tôi đã bỏ mình, thân thể nằm lại vĩnh viễn tại những chốn này, mồ hoang cỏ lạnh và bị đời quên lãng.
Gia đình chúng tôi cũng không thoát nạn. Người ta cưỡng bức gia đình chúng tôi ra khỏi thành phố và đưa vào những vùng kinh tế mới giữa chốn rừng thiêng nước độc. Ông già, bà cả, vợ con tay yếu chân mềm, chưa bao giờ biết chặt cây phá rừng, đào mương phát rẫy, đều phải vật vả làm lụng mới có ăn. Những người bị thương tật như chúng tôi, không đủ sức cày sâu cuốc bẩm, khai phá núi rừng, đã bị chói nước rét rừng ngã bệnh nặng trong các vùng kinh tế mới. Tại những nơi này, người ốm đau không có thuốc men chữa trị, người không có sức lao động không có cơm ăn, trẻ em không biết trường học, ông già bà lão thì thiếu ăn thiếu áo. Sau một thời gian, phần lớn những người đi vùng kinh tế mới đều lén trở về thành phố, trong đó có chúng tôi vì không muốn bỏ mình trong chốn rừng sâu.
Trở về thành phố (Sài Gòn) thân yêu, dù phải hành khất xin ăn, lượm vỏ ve chai hoặc bọc ny lông cũ, sống trong cảnh đói khổ kiệt cùng chúng tôi cũng cam chịu. Vì nhờ đó chúng tôi có tiền mua gạo nấu cơm ăn cho đỡ đói. Đêm đêm chúng tôi phải ngủ bụi ngủ bờ, đầu đường xó chợ, vì không nhà không cửa và không có người quen thân để có chỗ che mưa trú nắng.
Ngày ngày chúng tôi chống đôi nạng gỗ lê lết tấm thân tàn đi xin ăn hết nơi này đến nơi khác, gặp gì lượm đó. Cũng nhờ bà con cô bác rủ lòng xót thương, bố thí cho chút tiền mọn hay chén cơm bạc, chúng tôi cũng sống tạm qua ngày. Nhiều lúc quá mỏi mệt, sức lực kiệt cùng, anh em chúng tôi bạ đâu ngủ đó, ngủ thiếp đi lúc nào không biết đến khi bị "người của xã hội này" bao vây tứ phía lúc đó mới tỉnh dậy thì quá muộn màng. Người ta lùa anh em chúng tôi lên xe bít bùng, đánh đập những người chống cự và chở vào trại tập trung. Về đến trại, dù với tấm thân tàn phế, anh em chúng tôi cũng bị đày đọa dầm sương, dãi nắng suốt ngày. Từ sáng sớm, từng tốp người chống nạng lò cò, lọt thọt, bị chia toán đi lao động, nhóm thì cuốc đất trồng khoai, tưới nước ở những miền đất xa, nhóm thì ở lại trại rào kẽm gai, nhổ cỏ. Mỗi ngày người ta chỉ cho ăn tiêu chuẫn mỗi bữa một chén cơm bạc với muối hoặc một củ khoai nướng khét.
Không chịu nổi cảnh khổ cực, đày ải trong các trại tập trung lao động đó, nhiều anh em đã tìm cách trốn trại về lại thành phố. Những ai không may bị phát hiện thì coi như lúa đời, hình phạt dành cho những người trốn trại rất là tàn ác. Mỗi khi nghe tiếng kêu la thảm thiết vọng về từ phòng tra tấn, chúng tôi ai nấy đều xót thương cho những anh em xấu số. Không hiểu tại sao cũng là người như nhau mà người ta có thể tàn ác với nhau đến như vậy, kinh ngạc hơn nữa là tàn ác với những người tàn tật chỉ vì quá sợ họ mà tìm đường trốn thoát. Trưa hôm sau, một vài anh em chúng tôi được gọi lên văn phòng dìu người bạn xấu số về lại phòng giam. Không ai cầm được nước mắt và căm hận khi thấy dáng người phế binh nằm bất động, máu me be bét, hơi thở khó khăn, mặt mũi sưng vù đầy vết tím đen. Những người quản trại dùng báng súng đánh vào đầu anh, dùng chân đá vào người anh và lấy cây đánh cả vào vết thương đã lành nơi khúc chân bị cưa. Máu từ vết thương cũ ở khúc chân cứ ri rỉ theo tiếng rên. Làm sao với một thân hình ốm yếu, cụt què như anh ta chịu nổi đòn thù. Vài ngày sau, anh bạn xấu số kia lìa đời, xác thân bị chôn vùi nơi chốn trại này. Chúng tôi cúi đầu nhìn người ta mang xác anh Thảy vào một hố đất ở bìa rừng. Xét cho cùng, chúng tôi là những người thất trận và thật bại trước bạo tàn. Chúng tôi đã không bỏ xác trên chiến trường nhưng đã ngả gục nhục nhã nơi đây bởi những con người hèn mọn.
Thời gian cứ trôi qua. Chúng tôi chứng kiến hàng ngày cảnh đời trái ngang và đau lòng đó. Và chúng tôi là một trong những số ít người may mắn sống sót trong những trường trại đó. Chúng tôi sẽ không ngần ngại làm chứng nhân những điều mắt thấy tai nghe và thét lên tiếng kêu cầu cứu giùm những người không còn tiếng nói. Tưởng nhớ lại những người anh em xấu số bị hành hạ và phải bỏ mạng trong nỗi nhục đó, nước mắt chúng tôi cứ tuôn trào.
Chúng tôi là những nạn nhân thiệt thòi nhất trong cái xã hội này, một xã hội mang tên xã hội chủ nghĩa nhưng bóc lột không ai bằng. Không những thế nó còn tàn ác hơn cả thú dữ, cảnh đánh đập, chửi bới người cùng khổ xảy ra hàng ngày và công khai. Chính quyền cộng sản đã không làm một cử chỉ gì giúp chúng tôi cải thiện cuộc sống mà còn tìm cách vùi dập, đàn áp không cho chúng tôi xuất hiện trước mắt người khác. Họ chỉ muốn chúng tôi chết đi cho khuất mắt họ, họ không muốn lương tâm họ bị dằn vặt bởi cuộc sống khó khăn do chính họ gây ra. Chúng tôi có làm điều gì ác đức đâu để phải bị hành hạ như vậy, chỉ vì quá nghèo đói chúng tôi phải lang thang cầu thực, chúng tôi có cướp bóc, lường gạt ai đâu mà bị đối xử vô nhân đạo như thế? Những người đại diện chế độ này không có tình người, họ không những ăn sung mặc sướng, ỷ lại chức quyền, cướp của công, ăn hối lộ và làm tiền người khác mà còn ruồng bỏ, hất hủi những người đã bị họ lợi dụng.
Trên bước đường ăn xin, chúng tôi còn chứng kiến bao cảnh trái ngang của những gia đình "cách mạng", có nhiều "liệt sĩ" bị hất hủi, bị bỏ quên bởi chính đồng đội cũ của con cháu mình. Không những thế những đám thanh niên vừa mới lớn lên, a dua theo chế độ này, còn vênh vặt chửi bới những "bà mẹ chiến sĩ" buôn thúng bán bưng lấn chiếm lòng lề đường. Ôi, cảnh đời thật quá bất công! Chúng tôi chỉ là những kẻ sống bên lề cuộc sống, không có quyền gì cả, kể cả quyền đi ăn xin.
Những khi bị đời hất hủi, chúng tôi chỉ tìm an ủi khi nhớ lại dĩ vãng xa xưa. Dù sao chúng tôi cũng có một thời oanh liệt và đáng tự hào, chúng tôi là những chiến sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đã chiến đấu anh dũng với kẻ thù, trừ gian diệt bạo trên khắp nẻo đường Việt Nam thân yêu, đem lại bình yên cho đất nước, yên bình cho muôn dân. Chẳng may khi bị thương, anh em chúng tôi phải bỏ đi một phần thân thể, giã từ vũ khí trở về đời sống dân sự. Trước kia, chúng tôi được mọi người kính mến, nhân phẩm được tôn trọng, nhưng từ sau 30-4-1975 chúng tôi sống trong hỏa ngục. Làm sao có cuộc sống bình thường khi mỗi ngày phải tìm cách đối phó những nanh vuốt, tránh né những đòn thù của kẻ ác. Vũ khí tự vệ của chúng tôi là chịu đựng và niềm tin.
* * *
Riêng về cá nhân tôi, thời trai trẻ đã tham gia nhiều cuộc hành quân diệt giặc. Chẳng may năm 1970, trong một trận đánh tôi đã để lại một khúc chân trên rừng núi Tây Ninh. Trở về đời sống dân sự, cuộc sống của tôi cùng với gia đình cũng tạm yên. Nhưng không ngờ đất nước thân yêu rơi vào tay giặc, cuộc sống bình yên bị cướp, chúng tôi trở nên nghèo khổ. Chúng tôi bị phân biệt đối xử, sống trên quê hương tưởng như sống trong vùng đất lạ, chúng tôi không có quyền gì cả, kể cả quyền ăn xin. Chúng tôi sống trong sự kềm kẹp, trên đe dưới búa, và không còn ai nâng đỡ trong quảng đời tàn phế này. Chúng tôi đã gào thét lên đến trời xanh: "Tại sao cuộc đời anh em chúng con quá vô phước, bất hạnh thế này", mà trời cao nào có thấu cảnh đời đen tối mà anh em chúng tôi đang trải qua, một cuộc sống khổ nhục tuyệt vọng không có ngày mai.
Có lần đi ngang qua cầu Sài Gòn, anh em chúng tôi nắm tay nhau định nhảy xuống sông để tự tử nhưng nghĩ đến mẹ già, vợ dại, đàn con thơ không ai chăm sóc, chúng tôi chỉ biết ôm nhau khóc thương cho số phận. Lúc đó tôi chợt nhớ đến lời người bác tôi nói một câu như thế này: "Con chó nó còn muốn sống để ăn, tại sao tụi mày lại muốn chết? Phải sống đó để nhìn đời. Thà chết trên chiến trường còn hơn chết trên đường người ta đi". Từ đó chúng tôi có lại niềm tin, tin rằng sẽ có một ngày mai tươi sáng, tươi sáng cho chính chúng tôi và tươi sáng cho đất nước này. Chân trời sáng đó đã đến.
Một hôm đang trên đường khất thực, chúng tôi được một người tốt bụng nói rằng ở hải ngoại có nhiều người giàu lòng nhân ái muốn giúp đỡ anh em phế binh đang sống khổ sở tại quê nhà. Hay được tin này, anh em chúng tôi vui mừng quá cỡ, mừng đến rơi nước mắt, thân thể run rẫy. Một trong những người đó là bác sĩ Phan Minh Hiển, với tấm lòng bao dung bác sĩ Hiển đã lao mình xuống hố sâu kéo anh em phế binh chúng tôi lên bờ danh dự.
Bác sĩ Hiển đã tặng cho anh em chúng tôi mỗi người tùy theo thương tật một cặp nạng hay một xe lăn, sau đó tùy hoàn cảnh của mỗi người tặng cho chúng tôi tiền. Ôi, còn gì sung sướng cho bằng, sung sướng không những cho anh em phế binh chúng tôi mà sung sướng cho cả gia đình. Chưa bao giờ chúng tôi được nghe lại những tiếng cười rộn rã của gia đình và vợ con đến như vậy. Trong giờ phút lâm nguy, nghĩa cử cao đẹp đó thật là quí.
Kế là các ký giả Nguyễn văn Huy (báo Ngày Nay và Việt Luận), Yên Mô - Cao Sơn (Thời Báo), Lê Quang Vinh (báo Phổ Thông), Gàn Bát Sách (báo Tiền Phong)... đã liên tục dóng lên những hồi chuông nhân ái, tiếng vang của những bài báo viết từ hải ngoại đã vọng về đến Việt Nam. Nhiều ân nhân và hội đoàn thiện nguyện khác đã tìm cách giúp đỡ anh em phế binh chúng tôi. Ông Lê Đình Vọng, chủ tịch hội Huynh Đệ Chi Binh tại Hoa Kỳ, đã hết lòng cứu giúp anh em phế binh.
Nhờ quí ân nhân giàu lòng nhân ái ở hải ngoại cho chút ít tiền, nhiều người trong chúng tôi đã tìm lại nhân phẩm, không phải ăn xin ở khắp nẽo đường. Những món tiền tuy nhỏ nhưng đượm biết bao tình, lòng chúng tôi được sưởi ấm trở lại. Chúng tôi tin rằng bên cạnh sự ác độc vẫn có tình yêu, một thứ tình người chân thật, chỉ tiếc rằng ngày nay trở nên hiếm thấy.
Anh em chúng tôi thành thật cảm ơn, và không biết nói gì hơn là cầu nguyện Thượng Đế ban phước lành cho quí vị ân nhân phương xa vạn dậm được an lành và thành công trên mọi lãnh vực. Chúc quí ân nhân dồi dào sức khỏe và gia đình hạnh phúc. Nhờ số tiền do quí ân nhân ở hải ngoại giúp đỡ, anh em chúng tôi làm vốn mua nhang đi bán dạo trên khắp nẻo đường Việt Nam, từ Huế, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang, Đà Lạt, Bảo Lộc, Di Linh, Tây Ninh, Sài Gòn xuống đến Long An, Bến Lức, Mỹ Tho, Bắc Mỹ Thuận, Rạch Giá, Bạc Liêu rồi về tận cùng mũi Cà Mau. Không làng xã, chợ búa ở thôn quê nào chúng tôi không đi qua. Nơi đâu chúng tôi cũng chỉ thấy cảnh người nghèo bị bạc đãi, đất nước điêu tàn và lòng người oán hận.
Những lúc từ thành phố (Sài Gòn) về các địa phương, anh em chúng tôi chứng kiến nhiều cảnh thương tâm: những người bạn phế binh ở những cầu phà, bến xe, chợ búa, tay cầm gậy tay cầm cây đàn dắt nhau vừa xin vừa hát lại những bản nhạc xưa nghe thật nảo lòng. Chúng tôi đã chia sẻ với nhau nỗi bất hạnh và cùng ngậm ngùi cho cảnh ngộ không may.
Có lần tôi nghe một người anh em hát lên bản nhạc mà tôi nhớ không lầm là bản "Anh đi chiến dịch", trong có đoạn như vầy: "Anh đi chiến dịch xa vời, nòng súng nhân đạo cứu người lầm than". Một bản nữa mang tên "Cho người vào cuộc chiến", anh bạn đó hát: "Anh bỏ trường xưa, bỏ áo thư sinh theo tiếng gọi lên đường, anh đi vì đất nước khổ đau, anh đi anh quên thân mình, dù anh trở về trên đôi nạng gỗ, dù anh trở về bằng chiếc xe lăn". Rồi nào là "Năm cụm núi quê hương", trong đó câu: "Chiều nay có người thương binh không về với bàn tay năm ngón, nhưng về với vạn chiến công, anh mất đi bàn tay".
Anh em hát trong nghẹn ngào để được bà con cô bác bố thí ít tiền mua cơm. Mỗi lần nghe là mỗi lần buồn tủi. Nòng súng nhân đạo của chúng tôi đã mòn, cò súng nhân đạo chúng tôi đã sét, chúng tôi không cứu được chính chúng tôi thì làm sao cứu được những người lầm than. Anh em chúng tôi chỉ biết đến với nhau chia sẻ nỗi đau trong nước mắt.
Một hôm đến Bắc Mỹ Thuận, tôi gặp một phế binh cầm chiếc đàn ghi ta cũ nát ngâm bài thơ, nghe thật não lòng. Tôi hỏi xin bài thơ này, anh nói: "Thơ của Khất Vương mà người anh em xin làm gì". Tôi không hiểu, hỏi lại anh: "Khất Vương là gì?". Anh tươi cười trả lời: "Là vua đó, nhưng là vua ăn mày", rồi đưa tay vào bị lôi ra một tờ giấy đưa tôi và nói: "Cho anh bài thơ này đó, về ngâm chơi cho đời bớt khổ".
Xin gởi tặng lại quí ân nhân bài Mùa xuân chết của Khất Vương để làm chút quà tri ơn:
Mùa xuân chết
Hai mươi hai năm khắp nẻo non sông
Tôi là sương gió long đong bể đời
Trăng xuân đưa cảnh tuyệt vời
Gió xuân mang mác vọng lời âm ba
Hai mươi hai năm không cửa không nhà
Bạt màu áo trận nhạt nhòa xác xơ
Ngồi buồn đưa cảnh vào thơ
Gối đầu hiện tại tôi mơ thanh bình
Hai mươi hai năm từ cõi u minh
Nhớ gì tôi viết vào linh cảm này
Hai mươi hai năm dài biết bao nhiêu
Mộng mơ phủ kín sông dài núi cao
Khất Vương
Cuộc chiến đã tàn, anh em phế binh chúng tôi sống trong một xã hội đầy bất công và đen tối, nó kéo dài hơn hai mươi bốn năm nay và nó chỉ mang lại cho anh em chúng tôi nói riêng và cho nhân dân nói chung cuộc sống bầm dập, đầy đói rách và đau khổ. Anh em phế binh chúng tôi tin rằng sau cơn mưa trời lại sáng. Chúng tôi cầu mong cộng đồng người Việt hải ngoại sớm mang lại bầu trời tươi sáng đó cho Việt Nam, trong đó sẽ không còn ai thấy cảnh bất công đau khổ trong quảng đời tàn phế còn lại của anh em chúng tôi.
Mong rằng quí ân nhân cùng các chiến hữu thân thương nơi hải ngoại nghe và hiểu những lời tâm sự này mà những người bạn phế binh Việt Nam Cộng Hòa đã và đang gánh chịu cảnh sống ngục tù trong tủi nhục và nước mắt.
* * *
Một hôm trên đường khất thực, anh em chúng tôi đi ngang qua Nghĩa Trang Quân Đội cũ ở Thủ Đức. Khi nhìn vào thì thấy một cảnh tượng rất đau lòng, những ngôi mộ của các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đều bị mục nát, rêu phong phủ kín vì thiếu người chăm sóc. Những chiến sĩ này đã nằm xuống, đã hiến dâng cuộc đời mình cho tổ quốc Việt Nam thân yêu, thế mà cũng không được nằm yên. Những người cộng sản đã đập phá mồ mả các anh, dày vò xương cốt các anh.
Tại nhiều nơi khác, chính quyền cộng sản sang bằng các nghĩa trang để xây nhà cửa, nhà văn hóa hay vườn trẻ. Trong những nghĩa trang quân đội ở các tỉnh nhỏ, phần lớn các bia mộ đều bị đập phá, có ngôi bị cỏ đất lấp vùi bia tự không còn đọc được nữa như những mộ hoang. Các anh đúng là "bạc màu áo trận", hương tàn khói lạnh, nhưng vẫn còn chút an ủi. Nhờ có một số anh em phế binh lớn tuổi ở gần các nghĩa trang hoang vu cô quạnh đó ráng chống nạng gỗ vào nhổ cỏ, dựng lại mộ bia, đắp đất, quét lại vôi... rồi đốt cho các anh vài nén hương xin lỗi thay cho những con người tàn ác và cầu chúc các anh được ấm lòng nơi chín suối.
Cảm nhận sự an ủi đó, anh em chúng tôi cũng lần vào hỏi thăm, bà con cô bác gần đó cho biết có vài anh em phế binh chế độ cũ đã có lòng từ tâm, thỉnh thoảng lén vào nghĩa trang sửa sang mồ mả những đồng đội cũ đã nằm xuống, tránh những con mắt cú vọ của những đại diện chế độ. Chúng tôi đã gặp lại nhau, hàn huyên trao đổi và giúp đỡ lẫn nhau trong việc chăm lo mộ phần những chiến sĩ vô danh. Mỗi khi thực hiện xong những việc làm nhỏ nhặt này chúng tôi cũng cảm thấy được an ủi phần nào vì chính nhờ họ mà tổ quốc Việt Nam đã tồn tại ít ra cho đến ngày 30-4-1975.
Mỗi đêm anh em chúng tôi thường nhìn một góc trời xa xôi tự hỏi thiên đàng có thật không mà sao số phận chúng tôi đau thương đến như vậy. Chúng tôi đang sống trong một cơn ác mộng, trong sự nhẫn nhục triền miên. Chúng tôi phải đối phó hàng ngày với một bầy sư tử chỉ chực chờ vồ nuốt mạng sống chúng tôi. Mong rằng sẽ có một ngày anh em chúng tôi cũng như những anh em phế binh may mắn khác được cộng đồng người Việt trong và ngoài nước chiếu cố tới. Đó là những điều mà chúng tôi ước ao: "Mong rằng ai kia ở nơi xa xôi nghe và hiểu được nỗi lòng của anh em chúng tôi", được như thế anh em chúng tôi vô cùng cảm kích.
Biết rằng ước mơ đó đối với anh em chúng tôi rất là mong manh, nhưng chúng ai cũng hy vọng. Hy vọng rồi sẽ có một ngày chúng tôi có được cuộc sống như mọi người bình thường khác, không phải ăn xin ăn chực nơi cuối đầu đường góc chợ, con cái được đi học hay đi bán vé số mà không phải đi theo cha ăn xin hay lượm bao ny-lông, giấy vụn. Đến đây anh em chúng tôi đã trình bày hết tâm tư đau buồn và nguyện vọng của những người tàn phế, mong được trời xanh thấu cho mà đối với chúng quí vị ân nhân tại hải ngoại là bầu trời xanh.
Anh em chúng tôi viết ít, ngắn gọn xin quí vị ân nhân hiểu nhiều. Anh em phế binh chúng tôi trước đây chỉ là những chiến sĩ giữ gìn đất nước chớ không biết cầm bút viết văn. Kính xin quí độc giả và ân nhân đọc xong nếu có điều gì sơ sót kính xin được thông cảm mà bỏ qua cho. Đó là những lời nói chân thành xuất phát từ đáy lòng và con tim của anh em phế binh chúng tôi đang sống tại quê nhà. Đối với những anh em thương phế binh như chúng tôi không có gì quí hơn tự do và nhân quyền, sống mà không có tự do và nhân quyền như thể xác mất đi hơi thở.
Sau đây xin kính tặng quí vị độc giả bài thơ do tôi đột ngẫu sáng tác:
Người sống từ vực thẳm
Nhìn trời nước mắt tuôn rơi,
Nào ai thấu hiểu cuộc đời phế binh.
Đêm đêm ngủ bụi ngủ bờ,
Áo không đủ mặc, cơm thời chẳng no.
Cơm chang nước mắt nhạt nhòa,
Dù đời tàn phế nhưng tôi không tàn.
Tôi đây chịu cảnh lầm than,
Cuộc đời là thế ai buồn như tôi.
Mong sao đất nước yên bình,
Không nghe hành khất bên đường van xin,
Không còn thấy cảnh tan thương,
Anh em đoàn tụ huy hoàng vui xuân.
Viết lại theo lời kể của Độc Cước,
một phế binh ở Sài Gòn
Friday, November 13, 2009
TPB Hà Quốc Tuấn
Quý vị kính mến với sự trợ giúp tận tình anh Nhường đã có đầy đủ thuốc men và việc điều trị bệnh có hiệu quả tốt
Ngày hôm nay ngày 13\11\2009 TPB Nhường đã xuất viện về nhà trong tình trạng sức khỏe ổn định đã giảm nhiều
Tập thể TPB quê nhà cùng với Anh Ngô Văn Nhường xin chân thành biết ơn nghĩa tình cứu giúp của quý vị và đề nghị của anh Nhường cùng với tập thể anh em chúng tôi đến với quý ân nhân là:
Dành phần cứu giúp còn lại cho một thương phế binh mù 2 mắt cũng đang lâm cảnh bệnh năng như anh Nhường đã nằm bệnh viện trong 07 ngày qua đó là:
TPB: Hà Quốc Tuấn sinh năm 1952
Số quân: 72/139110
Cấp bậc: Thiếu úy
Ðại đội : 111 Đại úy Ðinh Viết Trinh (đại đội trưởng)
Tiểu đoàn 11 trung tá Mễ tiểu đoàn trưởng
Bị thương tại bờ sông Thạch Hãn (tỉnh Quảng Trị)
Tàn Phế Mù 2 mắt và còn mang nhiều mảnh đạn trong đầu
Ð/c: 124/106/26 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh – Phường 21 – Quận Bình Thạnh – TPHCM
ÐT: 0121.9737586
Hiện giờ TPB Hà Quốc Tuấn đang nằm tại Bệnh viện Bình Thạnh ( Lầu 1 phòng 113 gường số 4, thuộc khoa cấp cứu nội tiết thận)
Cứu Trợ Thương Binh Tháng 11/2009
Kính gửi: Cộng đồng kiều bào Người Việt tự do Hải Ngoại
Kính gửi quý ân nhân Mạnh Thường Quân đã trợ giúp TPB/ Ngô Văn Nhường (tiền cấp cứu điều trị bệnh)
Kính gửi: hội Aí Hữu Quân Trường Ðồng Ðế Nha Trang( anh Phạm Hòa )
Kính gửi: báo Ðiện Tử Take2 tango ( anh Thế Phương)
Quý vị kính mến: Thời gian vừa qua, từ lúc lâm bệnh suy tim mạch cấp 3 .....
TPB: Ngô Văn Nhường (Cụt 2 đùi chân) đã được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện 115 (Sài Gòn) ngày 02/11/2009. Trong lúc hoạn nạn khẩn cấp ....Hội Aí Hữu Quân Trường Ðồng Ðế đã tiếp nhận hoàn cảnh bi đát của Anh Nhường và đã gửi tiền khẩn cấp 400 usd để trợ giúp, đồng thời Hội cũng đã kêu gọi nhiều ân nhân và các hội đoàn khác tiếp tay, góp sức .... và sau đó nhiều tình thương nhiều sự cứu giúp từ Hải Ngoại đã tìm đến đùm bọc cảnh hoạn nạn của anh Nhường ..
Hôm nay tập thể TPB quê nhà kính chuyển đến quý vị danh sách những ân nhân và hội đoàn đã trợ giúp cho TPB Ngô Văn Nhường (Từ ngày 06/11/ - 13/11/2009)
1) Ðầu tiên là tiền hùn lại của tập thể TPB quê nhà (mỗi người 50.000 VNĐ) gửi đến chia sẻ cho Nhuong tất cả tổng cộng 1.850.000đ VN
2) Hội Aí Hữu Quân Trường Ðồng Ðế $400.00 USD
3) Tập thể anh em chiến hữu ( Mũ xanh) ở tổng hội TQLC: $970.00 USD
4) V.H.F 2.000.000đ VN
5) Chị Nguyễn Bích (ở Mỹ) $50.00 USD Và 500.000đ (VN)
6) Lê Mậu Sức (GÐMÐ) $50.00 USD
7) Chị Hai Quỳnh Lan kêu gọi 3 ân nhân ở Úc trợ giúp:
a) Ông bà Thanh Hùng $50.00 AUD
b) Ông bà Lưu Thị Thiện $50.00 AUD
c) Anh chị Vân Liên $100.00 AUD
8) Ông Nguyễn Minh Trân $100.00 AUD
Thursday, November 5, 2009
Thương Phế Binh Ngô Văn Nhường
NGÔ văn Nhường
CB - tr/sỉ SQ- 71/109672
Thuộc Đ Đ1/ TD3 -TQLC - KBC 3337
DDT / ( d/uy -Anh) TDT 3( th/ta Cảnh)
Bi thương - tai Triệu -Phong - Quảng Trị
Cấp độ tàn phế 100% ( cụt hai chân- sát háng) ngày 28-1-1973
DC 12 -đường lô 4- khu phố2- phường Bình hưng Hòa A- Q- Bình tân ( Nhà mướn) TPHCM
CMND 0223409709
DT 0972536539
đang nằmtại khoa Tim mạch - lầu 5 - buồng 2- giường 20- Bệnh viện 115
Khi nhómchúng tôi vào thăm( đả ra phòng Cấp cứu- chuyển xuống trại bệnh) BS - bịnh viện cho biết anh Nhường bị ( suy tim cấp 3+ suyển) mổi ngày chi phí thuốc men khoảng 500.000$ ( nếu bịnh diển biến thì khác)
BS ở đây cho biết anh Nhường phải điều trị khoảng 3 tuần-
hiện tại hoàn cảnh anh Nhường( lúc chưa ngã bịnh - đi xin ăn- có 2 đứa con nhỏ bán vé số) có lẻ anh Nhường phải <> chờ ..........
CB - tr/sỉ SQ- 71/109672
Thuộc Đ Đ1/ TD3 -TQLC - KBC 3337
DDT / ( d/uy -Anh) TDT 3( th/ta Cảnh)
Bi thương - tai Triệu -Phong - Quảng Trị
Cấp độ tàn phế 100% ( cụt hai chân- sát háng) ngày 28-1-1973
DC 12 -đường lô 4- khu phố2- phường Bình hưng Hòa A- Q- Bình tân ( Nhà mướn) TPHCM
CMND 0223409709
DT 0972536539
đang nằm
Khi nhóm
BS ở đây cho biết anh Nhường phải điều trị khoảng 3 tuần-
hiện tại hoàn cảnh anh Nhường( lúc chưa ngã bịnh - đi xin ăn- có 2 đứa con nhỏ bán vé số) có lẻ anh Nhường phải <> chờ ..........
Monday, September 14, 2009
Subscribe to:
Posts (Atom)