Friday, August 22, 2008

Nhớ Người Thưong Binh

CHỈ BIẾT THẤY KHỔ

KHÂU lại dùm anh vết thương hồng
VÁ lại cho anh mảnh tình chung
LẠI sót đường kim cùng mủi CHỈ
NHỮNG tưởng ân tình kiếp phù dung
MẢNH hổ ngày xưa anh giúp đời
ĐỜI trả ơn anh một tả tơi
RÁCH bấy hồn anh ai có BIẾT
NÁT tan cuộc sống quá chơi vơi
ĐANG xin giúp đở để hồi sinh
CẦN những trợ giúp để nuôi mình
CHÚNG ta đâu thể nào không THẤY
TA hãy buông tay một chút tình
HÀ giang đấy, nước chảy ruột mềm
HƠI đã yếu cần phụ giúp thêm
TIẾP chút ít đời sẽ đở KHỔ
SỨC sắp tàn như một bóng đêm

Ha Giang

•Cảm xúc cho những Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa
Melbourne, Australia

Monday, August 4, 2008

DNH Cám Ơn Anh Người Thương Binh II/ Thư Cám Ơn Tập Thể Thương Binh từ Việt Nam / Thân Phận Người Thương Binh VNCH 33 Năm Sau


















Câu Chuyện Người Thương Binh


Lần đầu tiên khi trở về VN vào mùa Hè/2000, và điều đầu tiên tôi nghĩ đến là đi thăm một người thương binh VNCH. Hắn là Thiếu Úy Phạm Minh Châu, chi đội trưởng của chi đoàn 1/ Thiết đoàn 10 kỵ binh/ SĐ 25BB. Thiếu úy Châu tốt nghiệp khóa 9C/72 đồi Tăng Nhơn Phú CƯ AN TƯ NGUY và cũng là người bạn đồng hương thân thiết từ khi còn mài mòn đũng quần dưới mái trường trung học. T/U Châu, hắn đã bỏ lại một đoạn chân trái từ nữa đùi trên ở chiến trường Bình Dương trước 30/04/75 khoảng vài tuần lễ. Cũng như những người thương binh khác, hắn bị đuỗi ra khỏi Tổng Y Viện Cộng Hòa ngày 02/05/75 khi vết thương còn rỉ máu, thật là quá tàn nhẫn đối với những người thương binh VNCH trong giờ thứ 25 của cuôc chiến.

Tôi đến thăm Châu một lần trước khi bị đưa vào lò tàn phá dung nhan (nhà tù cải tạo) của Cộng Sản. Năm năm sau khi ra khỏi tù, trở lại thăm Châu – lúc bấy giờ hắn là một người thợ may què (hỏi thăm láng giềng họ chỉ đó là nhà của Châu què) trong căn nhà lá xiêu vẹo ở một vùng quê với người mẹ già và một người em trai bệnh hoạn. Hỏi thăm về cuộc sống, Châu trả lời: “đôi khi thì cũng đũ, nhưng chỉ là cơm với muối ớt hay tiêu kho quẹt – còn thường xuyên thì phải độn đọt mì, đọt lang hay chỉ là củ khoai mì, khoai lang mà thôi, khổ lắm mày ơi !”. Tôi không khỏi xót xa và không cầm được nước mắt sau tiếng thở dài cùa Châu hết sức não nuột. “Còn về đời sống tinh thần thì sao hở mậy?” tôi hỏi tiếp và Châu trả lời: “ban đầu thì cũng giấy mời họp tổ, học tập chính trị, thế này thế kia, nhưng tao lì chả thèm đi đâu cả, sau cùng bọn nó đưa Công an tới hù dọa đưa tao đi cải tạo” – “nếu các ông đưa tôi đi cải tạo có khi còn sướng hơn là tôi phải ngồi đây suốt với cái chân què trên bàn máy mà không đũ cái ăn, các ông muốn làm gì thì làm bụng đang đói tôi không thể đi họp , học gì cả” Châu đã trã lời với bọn tay sai quỉ đỏ như thế rồi sau đó bọn chúng thấy không thể làm gì được người phế nhân liều mạng này chúng đành thôi và không quấy rầy Châu nữa.

Từ đó, thỉnh thoảng tôi đến thăm Châu khi thì vài lít gạo, lúc ít con khô đù và cũng có khi một vài xị rượu đế với mấy con khô khoai và 2 đứa cùng nhăm nhi cùng kễ nhau nghe chuyện đánh đắm ngày xưa. Đó là những lúc tôi thấy Châu vui như pháo tết và say sưa kễ lại những cuộc chạm súng với cộng quân trên chiến trường Bình Dương trong những ngày tàn của cuôc chiến. Lúc kết thúc những câu chuyện này thì thường thì là những tiếng than trong hơi thở dài ngao ngán “Than ôi ! thời oanh liệt nay còn đâu”.

Trước ngày lên máy bay đễ xa rời đất Mẹ VN, tôi đến thăm Châu để từ giả tôi nói “thôi mày hãy cố gắng tồn tại trên quả đất này và hy vọng tao mày sẽ gặp nhau và uống rượu đế” sau câu nói này của tôi thì từ nơi khóe mắt Châu 2 dòng nước mắt tuôn dài, tôi bước vội đi thật nhanh mà không dám quay nhìn lại. Trong đầu tôi đang nghĩ Châu đã mất tất cả; một phần thân thể cho quê hương, tương lai, tình yêu (nàng của Châu cũng đã biệt vô âm tính sau khi đưa Châu từ vĩa hè Tổng Y Viện Công Hòa về đến gia đình Châu đễ kết thúc một chuyện tình thời chinh chiến) và sự nghiệp. Thời gian qua, thỉnh thoảng tôi đến với Châu trong cái tình tuổi học trò và tình huynh đê chi binh, cái còn lại duy nhất trong cuộc đời của người phế binh bất hạnh, rồi bây giờ nó cũng sắp sửa mất luôn. Chắc là không còn nỗi đau nào hơn nữa đến với nó, thần sắc nó lúc này giảm đi rất nhiều, nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng đó là lần sau cùng tôi gặp nó, Châu đã vĩnh viễn ra đi sau hơn một năm tôi rời bến khổ.

Nghe Má Châu nói lại, trong những ngày bệnh trỡ nặng, và trước lúc trút hơi thở sau cùng Châu còn thiều thào hỏi Má, “thằng Đ..(tên tôi) có thư về thăm con không Má ? – Tôi rất ân hận vì đã không viết thư thăm Châu trong những ngày đầu tôi đến Mỹ, mãi đến gần 2 năm sau tôi mới viết thư về thăm hắn và chẳng bao giờ nhận được hồi âm. Sau đó tôi đưa bà thăm mộ Châu, nhìn hình ảnh người Mẹ già lưng còng gối mõi đã và đang khóc măng non khiến lòng tôi quá đổi đau lòng, tôi dang rộng đôi tay ôm choàng lấy tấm than gầy guộc của Bà và thiều thào, “ xin Bác dằn bớt cơn đau buồn, cháu sẽ thay Châu làm con trai của Bác”. Tiếng khóc càng nức nở hơn sau câu nói, dường như tôi đã cho Bà thêm chút niềm vui và sức sống. Nhưng chĩ vài tháng sau khi tôi trở về Mỹ thì được tin Bà cũng đã ra đi và đến với người con trai bất hạnh của Bà.

Mùa GIÁNG SINH 2007 này qua hình ảnh T/U Lăng Tích Hương, người chiến sỉ mủ đỏ ngày nào, người bạn đồng môn khóa “BẤT KHUẤT”, người thương binh VNCH bị bỏ rơi nơi miền khổ nạn và cũng qua cái công viêc làm đầy ý nghĩ của anh em khóa 10B/72 {QUỶ TƯƠNG TRỢ ĐÔNG MÔN}. Tôi cũng đang tưởng nhớ đến T/U Châu người chiến sỉ mủ đen ngày nào, Anh đã yên nghĩ nơi cõi vĩnh hằng khi mới bước vào cái tuổi “TỨ THẬP NHI BẤT NGOẶT”. Xin thắp nén hương lòng cho bạn “T/U PHẠM MINH CHÂU”. Bất chợt nhớ đến bài thơ cũa người thi sĩ trây di PHAN LẠC GIANG ĐÔNG với đề tựa “Nói với thế hệ thứ ba để tiếp nối cuộc trường chinh tổ quốc”


Đã nhiều lần ta tìm trong ký ức

Không thấỳ gì ngoài máu lửa thù căm

Không thấy gì ngoài hàng hang lớp lớp

Bè bạn bỏ đời, rồi bè bạn đứng lên

Những ngọn cỏ xanh đã một lần đơm nụ

Đã tức tưởi miên trường , tức tưởi gảy ngang

Những ngọn cỏ xanh vùi rạn vào thân thể

Làm đá lót đường cho thế hệ thứ ba

Ôi ! chinh chiến đong đầy nước mắt


ĐÊM ĐÔNG Mùa GIÁNG SINH 2007

Trần Công Định SVSQ Khoa 10B72



Báo Người Việt Online
Sổ tay:
Thư của một thương binh VNCH từ trong nước gửi nhân dịp Ðại Nhạc Hội “Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH” kỳ II
Monday, August 04, 2008



Kính gửi cộng đồng người Việt tự do hải ngoại,

Quý vị kính mến,

Tôi rất là vui trong niềm tin phấn chấn khi được mượn trang giấy này để trải lên đây dòng tâm tình của một tập thể anh em phế binh chúng tôi ở tại Việt Nam, mong được bầy tỏ niềm chân thành khi nhớ đến tấm lòng cứu giúp của quí vị đã liên tục chiếu cố đến chúng tôi ở khắp mọi nơi trên quê hương Việt Nam trong nhiều năm qua.

Quí vị đã đến với anh em khổ nạn tại quê hương, đến bằng tất cả chân tình quí trọng, xuyên qua biết bao nhiêu lần cứu giúp và nâng đỡ trường kỳ, liên tục, bằng tiền bạc, thuốc men, xe lăn, phương tiện chỉnh hình, phương tiện sinh sống v.v...

Trong đêm đen, cứu tinh là ánh sáng.

Trong khổ đau cứu tinh là tình thương và,

Trong cơ cảnh sa sút, kiệt quệ, cứu ttinh là giúp đỡ.

Từng kiếp sống tàn tạ, từng trường hợp hoạn nạn, từng cơ cảnh sa sút khốn khổ, tất cả đã được quí vị lắng nghe và tận tình giúp đỡ bằng nhiều cách thiết thực, cho chúng tôi được tồn tại mạng sống, được khôi phục cuộc đời và định lại giá trị nhân phẩm trong kiếp sống làm người cho có ý nghĩa.

Quý vị ân nhân kính mến,

Nơi đất khách quê người, đồng tiền làm ra bằng bao công sức khó nhọc của quý vị, và đồng tiền được quyên góp lại với nhau, chắt chiu, tằn tiện, để rồi từng đợt, từng kỳ, đồng tiền nghĩa tình cao quí này đã tuôn đổ về Việt Nam đến từng người phế binh VNCH, trao biếu tận tay để cứu giúp cho trăm ngàn vạn những mảnh đời tủi nhục, tàn phế.

Quý vị biết không, đã có nhiều lúc và nhiều nơi, khi các gia đình phế binh VNCH gặp hoạn nạn thì:

- Tình thương và sự giúp đỡ của quí vị đến kịp lúc, đã ngăn được dòng nước mắt của những người vợ TPB đang lo sợ, khi nhìn thấy chồng đang trong cơn đau đớn bệnh hoạn mà không tiền thang thuốc.

- Tình thương của quý vị đã làm rạng rỡ nụ cười trên khuôn mặt già nua của nhiều bà mẹ phế binh khi thấy được sự giúp đỡ trân trọng và quí mến của quý vị cho những đứa con cụt què, đui mù, bại liệt.

- Tình thương của quý vị đã giúp cho con cháu của phế binh chúng tôi học được bài học cao quý của tình thương và tình người.

Quý vị kính mến,

Chúng tôi được biết sẽ có một Ðại Nhạc Hội “Nhớ Ơn Người Thương Phế Binh VNCH” được chị Hạnh Nhơn, anh Lê Quí cùng với Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH liên hợp tổ chức với sự yểm trợ của nhiều hội đoàn cùng đồng bào người Việt bên đó.

Nghe tin này, nhiều anh em chúng tôi đã bật khóc, khóc vì xúc động khi cảm nhận được rằng: Những mảnh đời khốn cùng với xác thân què cụt, đui mù, bại liệt mà bị thế thái nhân tình rẻ rúng lại được một cái giá thật ý nghĩa trước tình thương và tấm lòng yêu chuộng của cộng đồng người Việt, đồng bào nơi hải ngoại.

Thư đã dài, xin dừng bút. Tâm thành kính chúc sức khỏe tốt có được nơi quý vị, đó là niềm vui cho anh em chúng tôi. Sự an lành thịnh vượng luôn có được nơi quý quyến của ân nhân là lòng nguyện cầu của chúng tôi và sự thuận lợi, thành đạt trong cuộc sống cũng như trong mọi công cuộc thiện nguyện cao quí của quý vị và là sự phấn chấn vươn đầy sức sống của phế binh VNCH tại quê hương Việt Nam, những kẻ đã được quý vị cảm thông và hết lòng giúp đỡ.

Saigon, ngày 28 tháng 4 năm 2008

Tập thể Thương Phế Binh VNCH tại Việt Nam đồng ký tên.




THÂN PHẬN NGƯỜI THƯƠNG PHẾ BINH VNCH

MƯỜNG GIANG
Kính tặng tất cả TPB.VNCH

Những ngày tháng tư năm đó, không biết sao mà trời bổng đổ mưa thật sớm và lớn hơn bao giờ hết. Mưa làm ngập những chiếc hố tránh đạn và giao thông hào của những người lính trận, tại các chiến trường máu lệ Phước Long, Phan Thiết, Long Khánh, Hậu Nghĩa, Long An, Phước Tuy, Biên Hòa và Sài Gòn.

Trong cơn mưa nước mắt năm ấy, có máu, thây người và xác của những cánh hoa học trò, làm nhuộm hồng áo người lính và đồng bào chiến nạn, chạy theo cơn mưa, mịt mù đạn pháo.

“ Bồ Đào mỹ tửu, dạ quang bôi
dục ẩm tỳ bà, mã thượng thôi
tuý ngọa sa trường, quân mạc vấn ?
cổ lai chinh chiến, kỹ nhân hồi ”

Bốn câu thơ cổ trong bài ‘ Lương Châu Từ ‘ của Vương Hàn (687-726) đã nói lên thân phận của người lính chiến, sống và chết không có biên giới, nên mấy ai dám nghỉ tới chuyện trở về ? Và giọt mưa nào đây vừa lăn trên má, đã khiến cho người lính già bồi hồi nhớ lại, một thời chinh chiến củ, những căn hầm tránh pháo ngập mưa, những nấm đất đào đấp vội vàng, để vùi bạn vữa ngã gục và những thương binh rên xiết, đang chờ cấp cứu.

Tất cả đã thành cổ tích. Giờ chỉ còn biết ngồi đây mà nhớ lại những ngày xa củ. Chúng ta, tất cả đều là những người VN tội nghiệp, trót đầu thai lộn trong thế kỷ này, nên đã cùng nối vai lần lượt bước lên những giàn lửa đỏ. Cuối cùng, kẻ chết thì bị dầy mồ, tan xác, còn người sống, nếu không sống kiếp mây chiều lang thang, thì cũng lết lê phận bèo trong vùng giặc chiếm, để gục đầu thương hận, mà khóc cho quê hương vì đâu máu xương chất ngất, vì đâu mà kiếp sống của con người, tới nay vẫn không bằng cây cỏ bên đường.
Tất cả chỉ còn là kỷ niệm trong nhớ, vào những ngày đầu đời, mẹ bỏ con trong gánh, dầm mưa chạy loạn, giữa tiếng bom đạn, máy bay gầm thét, của Việt Minh và Pháp.Tóm lại, chúng ta đều ra đời và trưởng thành trong tiếng súng, cùng với bom đạn làm rách vở da thịt của quê hương. Rồi cũng vì người, vì ‘ tang bồng hồ thỉ, nam nhi trái, mà giôc ngước cả tuổi trẻ, đời trai, vào cốc men đắng cay, uống cạn hạnh phúc của chính mình.
Đất nước hai mươi năm chinh chiến, hai mươi năm dài hờn hận, đã dày vò người lính miền Nam, trong mưa bom đạn xéo trùng hằng Rốt cục những người nằm xuống, những kẻ ra đi hay ở lại chịu cảnh ngục tù khổ sai của VC, ai nấy cũng đả trả xong cái nợ ‘ da ngựa bọc thây ‘, tủi nhìn từng trang lịch sử của nước nhà, bị giặc thù bôi nhọ và khép kín.
Trưa 30-4-1975 Sài Gòn thất thủ, miền Nam VN từ bên này cầu Hiền Lương, trên sông Bến Hải, chạy ngang vĩ tuyến 17, tới mũi Cà Mâu, đã chính thức thuộc về lãnh thổ Xã Hội Chủ Nghĩa đệ tam quốc tế cọng sản, có tổng đài ở tận Nga Sô. Viết. Cũng từ giơ phút đó, khi mà chiếc mặt nạ hòa bình của người cọng sản đã cởi, để lộ những khuôn mặt thật của các thây ma vô hồn, lạnh băng và hung hiểm, thì cũng là lúc, đồng bào mới sực tỉnh và thương tiếc người lính VNCH. Nhưng than ôi tất cả đã muộn rồi, họ đã ngã gục không phải tại chiến trường vì đạn pháo của VC, mà ngay trên hè phố Huế, Đà Nẳng, Phan Thiết, Sài Gòn..bởi chính những viên đạn ích kỷ, hám danh, những miệng lưỡi ngòi bút, của chính phe mình.
Ai chẳng một lần về với đất ? khác chăng là sớm hay muộn, vinh với nhục và sống chết sao cho ý nghĩa của một kiếp người. Chỉ tội nhất là những người lính chưa chết nhưng coi như đã chết vì thương tật chiến trận và những vết thương lòng. Họ không chết mà chỉ bị thương nặng và tất cả đã gởi lại chiến trường một phần thịt da của mẹ, ở Khánh Dương, Tháp Chàm, Phan Thiết, Xuân Lộc..và ngay tại Sài Gòn, vào lúc mà cây cột đèn cũng muốn chạy, để khỏi bị VC giết chết. Họ ở lại làm vật hy sinh cản xe tăng, hứng đại pháo của giặc thù, để kiếm thêm một chút thời gian, một bầu trời an toàn, một dòng sông lặng sóng, giúp cho mọi người từ dân tới lính, bình yên di tản.
Nay thì từ quan tới lính, ai cũng kiếm cách đi khỏi quê nhà, bỏ lại những bóng ma của quá khứ và những người thương phế binh sống sót, tủi hờn, đang lê lết phận bèo khắp đầu đường xó chợ. Thời gian có thay đổi, lịch sử cũng sang trang nhưng thân phận của người thương binh và gia đình của họ, chẳng có gì mới lạ, vẫn lấy nước mắt làm mưa rửa mặt hằng ngày. Buổi trước, khi VC tràn vào, họ bị bỏ lại ở những quân y viện, làng phế binh, không còn đại bàng, đồng đội và hậu phương. Bây giờ thì dần hồi chết đói, chết nhục trong thiên đàng xã nghĩa, trước sự xa hoa thừa mứa của VC, Việt Gian và Việt kiều muôn phương, vinh quy bái tổ, aó gấm về làng, mà trong dòng người đổi đời này, không làm sao mà đếm hết, những cấp chỉ huy và đồng đội củ.

‘ Có làm lính mới cảm thông cho kiếp lính nghiệt ngả đoạn trường. Có làm dân thời ly loạn mới biết được thế nào là mạng sống của con người, giữa bom đạn vô tình, héo úa còn thua cây cỏ. Có là người thương phế binh sau khi xuất viện, bỏ lại một phần cơ thể, mới thật tội nghiệp cho tuổi trẻ bạc phước vô phần. Thê thiết tận cùng là đời của người lính về chiều lại còn mang thương tật. Hỡi ôi những mảnh đời cùng khốn ấy rồi sẽ đi về đâu, trong cảnh mưa gió phũ phàng của cuộc đời ?

‘ ngày xưa, là lính vì đời chiến đấu
là cầu đem người sang sông
hôm nay làm ma cô đơn, gục chết bên vệ đường ..’

1-THÂN PHẬN NGƯỜI THƯƠNG PHẾ BINH VNCH:

Đọc Congressional Record, một trong những tài liệu tuyệt mật của Tòa Bạch Ốc vừa được công bố, đa làm cho những lính già của VNCH phải cười ra nước mắt và thương xót cho những đồng đôi, đồng bào, suốt hai mươi năm qua, vì chiến đấu chống sự xâm lăng của Bắc Việt, mà chết oan hay bị mang thương tật do đạn bom và bàn tay VC gây ra. Những luật lệ kỳ quái như Lính Mỹ không được bắn VC, trừ phi chúng tấn công trước. Không lực Mỹ không được giội bom vào xe của VC khi chúng ở cách đường mòn Trường Sơn 200m. Phi cơ Mỹ không được tấn công phi cơ Mig nếu chúng không gây hấn, không giội bom các phi cơ VC đậu yên tại phi trường. Cuối cùng, nghiêm cấm quân Mỹ truy đuổi VC, khi chúng chạy sang Lào và Kampuchia..
Chính phủ Hoa Thịnh Đốn, chẳng những cấm Quân Lực Mỹ, Đồng Minh, VNCH không được thẳng tay tiêu diệt kẻ thù, mà còn báo trước những bí mật quân sự, quốc phòng cho VC biết trước, qua những lần oanh tạc tại miền Bắc, trên đường mòn HCM, hành quân Lam Sơn 719.. Đó là tất cả những sự kiện lịch sử có thật, được Thứ Trưởng QP Mỹ Phil Golding, thời TT.Johnson, trả lời thắc mắc của hàng ngàn gia đình tử sĩ Hoa Kỳ:’ Chúng ta đang tham gia vào một cuộc chiến giới hạn, với nhữn mục tiêu hạn chế. Nói chung đây là một cuộc chiến vì chính trị, nên không thể tiêu diệt VC được ‘.
Do sự phản ứng càng lúc càng đông của người Mỹ, trước cái gọi là ‘ đánh không cần thắng ‘, nên dân chúng đã xuống đường, đã đảo mà báo chí thời đó, gọi là do phản chiến giựt dây. Thật sự, người Mỹ đã quá chán ngấy cái trò đem con bỏ chợ, đem trứng cho ác, dai dẳng từ thời Kennedy, Johnson, kế đó là Nixon, nên đã giận dữ đòi Hoa Thịnh Đốn ‘ Hãy cút khỏi VN ngay, hãy chấm dứt cái trò chiến tranh nướng thịt dai dẳng vô ích này .’
Tóm lại qua cuộc chiến VN, do đầu óc con buôn, người Mỹ đã đánh mất tất cả mọi ý thức về trách nhiệm và danh dự, làm tiêu tốn hơn 150 tỷ mỹ kim tiền đóng thuế của dân chúng, hại cho 55.000 chiến sĩ bị chết oan và hơn 300.000 quân nhân các cấp bị thương tật. Trong khi đó, người lính VNCGH, dù là một quân đội bất hạnh nhất thế giới, theo báo cáo của MACV, Command History hay Dwight Owen, một cố vấn Mỹ tại VN, thì đối với các quân nhân VNCH, CHỈ CÓ CHẾT, TÀN PHẾ HAY ĐÀO NGỦ, mới mong giải thoát được cái thân phận bọt bèo của người Lính chiến trong thời loạn lạc.
Ngoài ra, tài liệu cũng có nói tới việc lính Nam VM đào ngủ, nhưng không phải họ đầu hàng VC, mà trở về quê nhà gia nhập lực lượng DPQ+NQ, để được chiến đấu bên cạnh vợ con, gia đình. Sau rốt, tính đến đầu năm 1975, QLVNCH đã có 231.508 tử sĩ và 95.371 phế binh. Thương tủi nhất là những ngày tháng sau đó, cho tới khi Nam VN sụp đổ vào ngày 30-4-1975, đã có hằng vạn dân lính vô tội gục ngã trên chiến trường và khắp các nẻo đường chạy loạn. Nhiều tử sĩ cũng như thương binh đã bỏ thây, bỏ xác tại chỗ, vì đồng đội không thể làm gì hơn giữa chốn loạn quân. Chính Nhảy Dù từ ngày thành lập cho tới khi tan hàng, cũng đã phải nuốt lệ, bỏ lại xác đồng đội, tại Mặt Trận Xuân Lộc tháng 4-1975, như Phạm Huấn đã viết, khi được lệnh rút quân bất ngờ trong đêm, mịt mù lửa đạn..
Trước sự sụp đổ nhanh chóng và vô lý của Nam VN không phải tại chiến trường, mà ngay ở các thành phố lớn Ba Lê, Hoa Thịnh Đón, New York, Luân Đôn, La Mã, Huế-Đà Nẳng và Sài Gòn, khiến cho nhiều trí thức ngoại quốc đã phẫn nộ và bày tỏ thái độ khinh miệt, đối với một số người trong cũng như ngoài nước, một thời lợi dụng tự do, dân chủ và nghề nghiệp, để bẻ cong ngòi bút, xuyên tạc sự thật, phỉ báng đồng bào và quân đội Nam VN với mục đích đầu độc dư luận thế giới, giúp Bắc Việt cưỡng chiếm VNCH. Đề tài quen thuộc, được một số báo chí Hoa Kỳ và Tây Phương viết lách, đem lên truyền thanh truyền hình, đó là người lính VNCH hèn nhát không chịu chiến đấu nên bị mất tự do và người Mỹ khinh miệt.
Hai câu hỏi trên cách đây vài chục năm được bịa chuyện là có, nhưng bây giờ sự thật đã xác nhận ‘ KHÔNG ‘. Hoa Kỳ khi tới chiến đấu tại Nam VN, có đủ phương tiện tinh thần cũng như vật chất, vẫn nhiều lần bị thương vong, bại nhục., vẫn không thiếu những binh sĩ đào ngủ, bỏ chạy khi trận địa hỗn loạn, vẫn có tham nhũng và chính cưu TT. Bill Clinton, vì hèn nhát nên đã trốn quân dịch pháp định. QLVNCH chỉ mới thành lập, được coi là một quân đội nghèo nhất trên thế giới, lại bị chiến đấu trong một cuộc chiến không có giới hạn chiến trường, hậu phương, bạn địch.

Thế nhưng những người lính nghèo đó, mà lương năm cộng với tiền tử tuất, phế tật, không bằng một cuốc rượu của những ca ve, me Mỹ..vậy mà họ vẫn một đời đem máu đào xương trắng, phụng sự chính nghĩa, bảo vệ màu cờ, sắc áo và từng sinh mạng cũng như tất đất của quê hương. QLVNCH là sinh mạng của muôn người, nên khi thiếu vắng hay không còn họ, mạng người Nam VN lá rụng, đã gục ngã tại Mậu Thân Huế-Sài Gòn, trên các đại lộ kinh hoàng quốc lộ 1, Kontum, An Lộc mùa hè đổ máu và sau rốt là cùng nhau chết tập thể vào ngày 30-4-1975. Như sử gia Edward S.Creasy viết trong tác phẩm nổi tiếng ‘ Fifteen Decisive Battle Of The World ‘ năm 1851 ‘ Tầm quan trọng của một cuộc chiến, là những gì ta có hôm nay, đối với người thắng cũng như kẻ bai ‘. Những gì đã xảy ra tại Nam VN, sau 33 năm bị cong sản cưởng chiếm, đã đủ trả lời về tấn thảm kịch của VN, mà lần nữa Robert S.McNamara, cựu bộ trưởng QP. Thời TT Kenedy, đã giải thích một chiều, trong hồi ký của mình ‘ In Retrospect-The Tragedy and Lesson of VN ‘.

Nhưng không phải tất cả người Mỹ đều mù quáng và tin tưởng vào truyền thông báo chí lúc đó. Chính những giờ phút cuối cùng, nhìn cảnh đời bi thảm của phận lính bọt bèo Nam VN trên màn ảnh, tờ The New York Times Service, đã thay thế người nhược tiểu, giận dữ tố cáo chính quyền Mỹ là hèn nhát, bỏ đồng minh tháo chạy về nước trước sự tấn cộng của VC. Họ cũng nêu đích danh Henry Kissinger là kẻ bán đứng VNCH cho VC khi bắt ép họ ký vào bản hiệp ước giả mạo 1973, sau đó tàn nhẫn cúp viện trợ, phủi tay đứng nhìn miền nam sụp đổ.
Không có gì tồn tại với thời gian trừ chân lý. Vì vậy những câu chuyện hề của Henry Winston chủ tịch đảng cọng sản Mỹ, đem diễn tại Hà Nội vào tháng 5-1975, hay lời tuyên bố vung vít của Nguyễn Hữu Thọ, chủ tích bù nhìn của Mặt Trận Ma giải phóng, tại Mạc Tư Khoa, ngay khi Sài Gòn thất thủ: ‘ cám ơn báo chí và ký giả Tây Phương, đã góp phần lớn cho chiến thắng của Hà Nội, trong số này đáng kể là người Mỹ ‘.
Đây là tất cả sự thật, vừa được một cựu chiến binh Không Quân Hoa Kỳ là Harry H.Noyes, thay mặt những người lính VNCH, qua tác phẩm ‘ Heroic Allies ‘ nói lên vinh quang và sự hãnh diện của một quân lực, từ lâu đã bị bọn trí thức vô liêm sỉ, tước đoạt một cách hèn hạ, bất nhơn và vô nhân đạo. Sự tuyên truyền lố lăng và cuồng ngạo của Hà Nôi cùng những mặt mo bưng bợ, làm cho thiên hạ năm châu chán ghét, sau khi cái thây ma VNCH chỉ còn trơ lại bộ xương gầy đét, không còn gì để cho Huỳnh Liên, Ngô Bá Thành, Huỳnh Tấn Mẫm, Chân Tín và một số quạ đen, diều hâu, bu tới rỉa rói như lúc chợ còn đông khứa.
Trong tài liệu đặc biệt ‘ How Media Bias Distorts Our View of the World ‘ của ký giả Allan Brownnfiels, nói rằng vì hầu hết giới truyền thông Tây Phương, quá mù quáng, ca tụng một chiều về Mao Trạch Đông và Fidel Castro, trong lúc thẳng tay sỉ nhục bôi lọ Tưởng Giới Thạch và chính phủ CuBa lúc đó, tuy vô tình nhưng đã làm cho cọng sản tại hai nước này chiến thắng mau lẹ. Bài học của lịch sử sau đó lại tái diễn ở Nam VN. Lần này do chính những thành phần được ưu tiên trạng trọng trong xã hội lúc đó, là những công tử tiểu thu đài cát của giới địa chủ, địa hào, thương gia, chủ vựa nước mắm, nhờ cha mẹ tổ tiên theo thực dân Pháp bốc lột đồng bào, nên có tiền, có thế, cho con trai, con gái qua Pháp, Mỹ du học thành luật sư, bác sỷ, giáo sư, những thành phần mà Hồ Chí Minh và đảng VC ở miền Bắc, chém giết và khinh bỉ tận tuyệt, sau khi được làm chủ nửa miền đất nước vào năm 1954.
Nhờ cái mặt nạ trí thức và sự tự do quá trớn của Nam VN, những thành phần ăn chén đá bát này, luôn bẻ cong ngòi bút, làm cho thế giới tự do lầm lạc, nghĩ rằng giặc Cộng tại Nam VN là những người bình thường, yêu nước, nên nỗi dậy chống lại sự độc tài tham nhũng của chế độ. Tóm lại nhờ những trí thức này, mà VC nằm vùng sau ngày tập kết 1954, VC chính thống từ Miền Bắc xâm nhập, kể cả Tàu Cộng, Liên Xô, Cu Ba, Đông Âu..trong bộ đội Hà Nội đang chiến đấu tại Nam VN, đều không có dính líu tới Hồ và cọng sản đệ tam quốc tế. Sự độc ác trên, nhờ tuyên truyền ngay ở miền Nam và các mạng lưới quốc tế, khiến cho cuộc chiến chống xâm lăng cọng sản, của người Việt quốc gia Nam VN, mất đi cái ý nghĩa chính thống, làm cho Hoa Kỳ cũng gặp nhiều khó khăn khi sang chiến đấu bảo vệ tiền đồn chống cộng ở Đông Nam Á. Rốt cục, cả Mỹ lẫn Việt đều đại bại trước mặt trận thông tin ca ngợi VC, của báo chí, truyền thông ngoại quốc và ngay trong nước.
Từ năm 1965, Hoa Kỳ bắt đầu đổ quân dồn dập vào Nam VN, cũng là thời kỳ lửa máu ở hậu phương . Đây cũng là thời kỳ ăn nên làm ra, của những thông tín viên, ký giả ngoại quốc, qua những bài tường thuật, có kèm hình ảnh, không phải để phổ biến những sự thật, mà chỉ để tuyên truyền một chiều, nhằm bôi lọ những quân đội, đang trực diện với cọng sản Bắc Việt, trên chiến trường Nam VN. Có thể nói bài phóng sự chiến trường đầu tiên, của thông tín viên đài CBS tên Morley Safer, viết về cuộc hành quân của một đơn vị TQLC Mỹ, tại một làng xôi đậu, đã trở thành những mẫu thông tin ‘ ăn khách’, theo đơn đặt hàng của thị trường Mỹ và Tây Phương lúc đó. Cũng nhờ báo chí phản tuyên truyền, Tết Mậu Thân 1968, VC chết thảm khắp nơi, đã thành chiến thắng, chiếm được ngay cả Tòa Đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn. Tàn nhẫn và đáng khinh tởm nhất, là báo chí Tây Phương, trong suốt cuộc chiến Nam VN, đã không hề một chữ tường thuật những hành vi khủng bố, giết người tàn bảo của VC trong trận Mậu Thân 1968 tại Huế, năm 1972 và những ngày di tản máu lửa hận hờn
Người lính VNCH vừa đánh giặc phương Bắc, vừa chống đỡ búa rìu truyền thông báo chí trong nước cũng như phong trào phản chiến tại Mỹ và tây phương, được liên kết bởi trí thức, sách báo và tuyên truyền. Đó cũng là lý do đưa đến sự sụp đổ tất yếu của một dân tộc hiền hòa, lễ nghĩa nhưng bất hạnh vì mang thân phận nhược tiểu

2 - THƯƠNG QUÁ NGƯỜI PHÊ BINH VN:

Tất cả hình như chỉ còn có kỹ niệm sau cuộc đổi đời. Là định mệnh mà chúng ta, những kiếp trai thời loạn phải gánh chịu, theo vòng đời nổi trôi của dòng sông lịch sử, dù vô lý, dù hờn căm, dù bất công thương hận.

Mất nước nhà tan, nguời lính sống sót sau cuộc chiến, rã ngũ tan hàng đầu sông cuối bể, tha phương thì dần chết trong men đời cay đắng, còn tù ngục chịu cảnh nhục hờn. Nhưng tất cả giờ cũng đả đi hết rồi, chỉ còn ở đây là những thương phế binh xa củ, những hồn ma cô quạnh, sống với quá khứ liệt oanh, qua những vết thương đời không hề hối hận:

‘ Di tản khó, sâu dòi lúc nhúc
trong vết thương người bạn nín rên
người chết mấy ngày không lấy xác
thây sình mặt nát, lạch mương tanh..’
( Tô Thuỳ Yên)

Ta thán phục, ta hãnh diện biết bao, khi đọc được những trang sử củ. Sẽ vui cười hớn hở cùng với tiền nhân qua những lần bình Chiêm, phá Bắc, đuổi giặc Mông trên sông Bạch Đằng, đốt tàu Pháp tại Vàm Nhật Tảo. Không biết những trang quân vương dũng tướng thời xưa, hành sử thế nào mà muôn người như một, khiến cho người trong nước, gia trẻ lớn bé, đều nguyện một lòng giết giặc cứu nước tại Hội Nghi Diên Hồng. Sau này mới vở lẽ, thì ra đó là tinh thần trách nhiệm, cũng như bổn phân của kẽ sỉ thời tao loạn. Hay đúng hơn, đó là đức tính cao quí của thanh niên-sĩ phu, dù họ chỉ là những người bình dân ít học.

‘ Tôi không là tôi nửa,
từ khi được xuất ngủ
có quạ đen đậu trên đấu
có bao nhiêu đợi chờ đau khổ..’

Thanh niên VN thời nào cũng vậy, tất cả đều đặt trách nhiệm làm trai trên hết, nên chúng ta ngày nay mới còn có đất nước, để mà vui sướng, đau khổ. Hỡi ơi, có làm lính mới hiểu phận bèo của lính, có là thương phế binh, sau khi được xuât ngủ, mới thấm thía được nỗi buồn của một kẻ tàn tật, mất tất cả, ngoài người mẹ già, từ quê xa, đang đợi con trở về. Thê thiết quá cũng như đau đớn tột cùng, kiếp lính chiều tàn là thế. Sự thật là vậy, có khi còn đau đớn trăm chiều. Ai đã tùng thấy chưa, cảnh vợ lính hay người yêu, chỉ một lần vào thăm người thân nơi quân y viện, rồi chẳng bao giờ quay lại, ngoài những giọt lệ cá sấu, vô tình còn vương vãi đó đây. Ai có một lần ngược xuôi trên các nẻo đường thiên lý, tình cờ hội ngộ những chàng trai tàn tật còn rất trẻ, những người mù, què, mặt mày in đầy thương-sẹo bởi đạn bom, đang lần mò ngửa tay chờ bố thí của mọi người. Họ là lính chiến của một thời oanh liệt, là thương phế binh QLVNCH đó, họ đau khổ mang thương tật không phải do bẩm sinh, mà vì đời, vì người gánh chịu:

Theo sử liệu, ta biết Nha Cựu Chiến Binh và Nạn Nhân Chiến Cuộc, trược thuộc Bộ Quốc Phòng. Đầu tiên Nha này là một Bộ, được thành lập vào tháng 8-1952, có một An Dưỡng Đường dành cho Thương Phế Binh. Sau đó, bộ này bị hủy bỏ, tất cả các vấn đề liên hệ tới cưu chiến binh, đều giao cho Bộ Y Tế, với một Nha riêng gọi là Nha Tổng Thư Ký, Cưu Chiến Sĩ và Phế Binh.

Thời VNCH, qua một Đại Hội Cựu Chiến Sĩ toàn quốc tại Toà Đô Sảnh Sài Gòn. Ngày 29-5-1955, Nha Tổng Giám Đốc CCB và NNCC đưọc thành lập, trụ sở ở đường Đoàn Thị Điểm. Sau Tết Mậu Thân 1968, Nha được cải thành Bộ, gồm các Nha Sở Trung Ương và các Ty trực thuộc .

Đầu năm 1969, một biến cố lớn đã xảy ra tai thị xã Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Đó là vụ Y Sĩ Đại Uý Hà Thúc Nhơn, trưởng trại 12 Tai, mắt, mũi, họng, thuộc Quân Y Viện Nguyễn Huệ. Vì dám tố cáo Chỉ Huy Trưởng QYV là Thiếu Tá Phùng Quóc Anh, với sĩ quan hành chánh Đặng Mai, toa rập tham nhũng, ăn xén tiền ẩm thực của thương bệnh binh, cũng như mờ ám trong các vụ cứu xét, phân loại trợ cấp, miễn dịch. Đại Uý Nhơn đã cầm đầu các bệnh binh nổi loạn, nên bị Tỉnh trưởng Khánh Hòa lúc đó là Đại Tá Lý bá Phẩm, nguyên Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 43 Biệt Lập, ra lệnh cho DPQ bắn trọng thương và đã chết khi chở vào cấp cứu tại Cam Ranh.

Ngày đưa tang người xấu số, cũng là thời điểm Phế Binh Khánh Hòa đứng dậy đòi quyền sống. Taị Sai Gòn, Trung Úy mù BDQ.Đổ văn Lai cùng một số phế binh nặng, đang dưỡng thương tại Trung Tâm Chỉnh Hình, đường Bà Huyện Thanh Quan, cũng biểu tình, cắm dùi khắp Đô Thành, đòi Chính Phủ phải cứu xét lại quyền lợi của họ, trước vật giá leo thang đắc đỏ, do sự hiện diện của Mỹ và Đồng Minh, vung đô la xanh đỏ qua cửa sổ như khói thuốc. Phong trào tranh đấu bùng nổ khắp nước, làm cho chính quyền trung ướng cũng như tại các tỉnh bối rối, vì không thể dùng bạo lực để chèn ép hay khóa miệng, bởi phế binh cũng là lính, nên ai nỡ xuống tay .

Rồi Tổng Hội Thương Phế Binh ra đời tại Sài Gòn, bầu PB Nguyễn Đinh làm Hội Trưởng, PB Nguyễn Bính Thịnh, tức nhà văn An Khê, làm phó và PB Đinh Trung Thu, tổng thư ký. Ngoài ra còn có một Hôi Ái Hữu Thương Phế Binh, do cựu Thiếu Tá Nguyễn Văn Hàng thành lập.

Thời Đệ Nhị Cộng Hòa (1967-1975) bắt đầu năm 1969 trở về sau, quyền lợi của Phế binh, cô nhi quả phụ càng ngay càng được cải tổ, chăm sóc và dễ thở hơn trước. Nạn chèn ép, dìm sổ trợ cấp để làm tiền cũng chấm dứt. Từ năm 1972, chính phủ cho thành lập Ty Cựu Chiến Binh tai các Tỉnh, có quyền hạn rất rộng rải, ngoại trừ sổ trợ cấp đầu tiên được ký cấp từ Bộ. Cũng từ
dó, nguời cô nhi, quả phụ và thương phế VNCH, được sống an nhàn hơn buổi trước, với các quyền lợi thiết thực, tương xứng, từ trợ cấp, xin việc làm, y tế, cho tới các kỳ thi, tất cả đều ưu tiên cho họ.

Rồi thì hằng loại Làng Phế binh, lần lượt ra đời tại quận cũng như thị xã. Riêng những phế binh đã có nhà, không muốn vào Làng, dược trợ cấp một ngân khoản 60.000 đồng. Tất cả các làng trên, đều bị VC cướp giựt sau ngày 30-4-1975.

Làm người bình thường, sống trong thời loạn, đã phải khốn khổ vì miếng cơm manh áo, huống chi phận lính nghèo, lãnh đồng lương chết đói, vậy mà còn bị trí thức nguyền rủa, là lính đánh thuê cho Mỹ..

‘ Giọt mưa trên lá, nước mắt mặn mà
thiếu nữ mừng vì tan chiến tranh chồng về
mẹ lần mò, ra trước ao, nắm áo ngưởi xưa, ngỡ trong giấc mơ
tiếc rằng ta, đôi mắt đã lòa vì quá đợi chờ..’
(Phạm Duy).

Nhưng chiến tranh chứa dứt và vẫn còn khốc liệt, nhưng người xưa nay đã thành tàn phế, vô dụng, lê lết đời tan xuân héo, lần mò trở về làng xưa, với những kẻ thân yêu, mong chút tình thân đùm bọc.

Ai có cảm thông chăng người lính mù trẻ tuổi vì đạn B40, lần mò trên chiếc xe lăn, quanh bến phà, bến xe, miệng hát tay đờn kiếm sống ? Có thương không những người lính trận, bán thân bất toại, lê lết khắp các nẻo đường phố thị, để bán vé số, sách báo, đắp đổi qua ngày. Và còn nửa, còn trăm ngàn thảm kịch của tuổi thanh niên thời loạn, chân gỗ tay nạng, mắt mũi vàng khè, khô nám, luôn đau đớn bởi những hậu chứng, sau khi giải phẫu. Nhưng họ vẫn lao động để sinh tồn, đi biển, làm nông, lết lê trên ruộng trên sóng, đội nắng tấm mưa. Kiếp sống phận bèo của người phế binh là thế đó, nên phải chiếm đất cắm dùi, cũng là chuyện bình thường

Hai mươi năm chinh chiến, dù có gọi bằng một thứ danh từ gì chăng nửa, thì xác của nam nữ thanh niên hai miền đất nước, cũng đã chất cao như núi, máu chảy thành sông. Rốt cục chỉ có cái vỏ độc lập, hòa bình, tự do, thống nhất. Người cả nước đói vẫn đói và đời sống càng bị tù hãm tứ phiá, bởi cổ được mang nhiều thứ gông, cả cọng sản, lẫn tư bản và đảng cầm quyền.

Nhưng thê thiết nhất vẫn là những người phế binh VNCH. Ngày xưa lúc chế độ củ còn, được nói, được hưởng đủ thứ quyền lợi..thế nhưng họ vẫn sống bèo bọt, cực nghèo. 30-4-1975, VC vào tóm thu tất cả, thêm vào đó là chuyện trả thù. Lính sống thì đi tù, lính chết thì cầy mộ, còn lính què đui tàn phế, thì bị xua đuổi ra khỏi các quân y viện, làng phế binh và ngay cả ngôi nhà của mình.

19-4-1975 tại Quân Y Viện Đoàn Mạnh Hoạch, Phan Thiết.
30-4-1975 tại Tổng Y Viện Cộng Hòa-Sài Gòn.

Thảm họa gì đã đến với các thương bệnh binh còn đang điều trị, khi giặc về ? Có ai cầm được nưóc mắt trong cảnh đoạn trường máu lệ, khi từng đoàn thương binh, nối gót đắt dìu ra cổng. Người sáng giắt kẻ mù, kẻ bị thương nhẹ cõng người trọng bệnh. Khắp lối ra vào, máu me vương vãi với nước mắt đoanh tròng của những nạn nhân bị bỏ rơi, không đại bàng, chẳng đồng đội và cũng hết hậu phương. Một số chết vì vết thương quá nặng, số khác sống trong cảnh tàn phế vĩnh viễn, vì vết thương không được tiếp tục điều trị. Đời thê thảm quá, cũng may lúc đó quanh họ, còn có những cô gái bán phấn buôn hương ở Ngã ba Chú Iá, Gò Vấp, những người xích lô ba gác, kẻ cho tiền, người giúp công, đưa hết những bệnh nhân xa xứ, tới bến xe về quê sống tiếp kiếp lính bèo.

Cuộc đổi đời nay đã xa lắc nhưng mỗi lần nhớ cứ tưởng mới hôm qua hôm nay. Ba mươi ba năm rồi ta còn sống được, để nói chuyện văn chương chữ nghĩa trên đất người, đã là điều đại phúc. Trong lúc đó nơi quê nhà ngàn trùng xa cách, những người phế binh năm nào, không biết nay ai còn ai mất. Nhưng chắc chắn một điều, dù họ có sống hay đã chết, thì hận nhục, thương đau cũng đâu có khác gì. bóng ma trơi, những mảng đời nghèo hèn tăm tối. Đâu có ai muốn nhắc tới những thân phận hẳm hiu trong vòng đời tục lụy, kể cả những cấp chỉ huy củ, hiện đổi đời giàu sang, mồm to miệng thét ở hải ngoại.

- Xin hãy thương lấy ho, hãy cứu vớt họ đang trôi nổi trong ngục tù nghiệt ngả.
- Phế binh cũng là một phần của tập thể cựu quân nhân hải ngoại.
- Hãy rớt một chút ân thừa cho những thây người còn sống sót trong bể hận trầm luân.
- Hãy cho họ một chút tình thương trong cơn hấp hối
- Hãy dành cho họ một chút không gian nho nhỏ, trong căn nhà VN to lớn, đã được các cộng đồng tị nạn hoàn thành trên khắp nẻo đường viễn xứ, để họ an tâm chờ đợi luân hồi và một vòng hoa tặng người chiến sĩ ca khúc khải hoàn, mà chắc chắn phải có trong thời gian gần.

Ngày xưa người chinh phụ, giữ sạch tâm hồn và băng trinh tuổi ngọc, để đợi chồng ngoài quan tái, hy vọng cuộc chiến mau tàn, để phu phụ trùng phùng, kết lại mối duyên xưa:

‘ Xin vì chàng xếp bào cởi giáp
xin vì chàng giũ lớp phong sương
vì chàng tay chuốc chén vàng
vì chàng điểm phấn, đeo hương não nùng
liên ẩm, đối ẩm, đòi phen
cùng chàng lại kết, mối duyên đến già ..’
(Chinh Phụ Ngâm)

Nhưng người chinh phụ VNCH lại không có cái diễm phúc đó, vì khi quê hương vừa ngưng tiếng súng, lập từ quan quân cho tới sĩ thứ, những người bại trận, lớp lớp vào tù. Lính chết đã rục tử thi vẫn bị dầy mồ, lính bị thương tàn phế bị xua đuổi ra khỏi cuôc sống. Thử hỏi trên thế gian này, có kiếp người nào, đáng thương hơn người lính VNCH ?

‘ Dâu binh lửa nước non như củ,
kẻ hành nhân qua đó chạnh thương’
(Chinh Phụ Ngâm)

Cuộc đời thanh niên thời loạn ly, rốt cục chỉ còn lại nổi buồn thiên cổ, xin hãy nâng ly rượu sầu lên môi mà nhớ . Nghiêng mình, cúi đầu cảm tạ những vị ân nhân, đã và đang hết lòng cưu mang, giúp đở tận tình ‘ Thương Phế Binh, gia đình kể cả cô nhị quả phụ VNCH ‘, hiện đang sống kiếp trầm luân rách đói, trong địa ngục VN.


Xóm Cồn Ha Uy Di
Thang 8-2008
Mường Giang

Tho Nguoi Linh VNCH va Hinh Anh DNH CAM ON ANH II














CÁM ƠN ANH :

NGƯỜI LÍNH VNCH
MƯỜNG GIANG

Kính Tặng ÐẠI HỘI CÁM ƠN ANH II

Nam CA Ngày 3-8-2008

Cám ơn Anh : Những Trai Hùng Nước Việt

Hai mươi năm quyết chết với sơn hà

Không thẹn lòng giữa lúc gặp phong ba

Tiết nghĩa sáng hơn trăng soi vằng vặt

Trang lịch sử dẫu nay còn khuất tất

Nhưng làm sao xóa được bước quân đi ?

Thành quách xưa như vẳng tiếng thầm thì

Hồn tử sĩ đêm từng đêm uất hận

Cũng vì ai mà máu xương chất ngất ?

Ai đã gieo thù oán khắp quê hương ?

Làm tuổi trẻ phải bỏ lớp xa trường

Cùng bom đạn tang thương đời lính chiến

Chỉ tội nghiệp thân trai trong quốc biến

Nắm xương tàn cũng nát với cỏ cây

Kiếp chinh nhân sao thê thảm thế này ?

Rồi như lá úa vàng trên nấm mộ

Quyết giữ nước nên đi vào tử lộ

Làm súng gươm phải vứt bỏ bên đường

Trên quê hương mà như mất quê hương

Tình đồng đội theo sóng đời tan tác

Nhưng các Anh là con Hồng cháu Lạc

Còn trên vai dấu ‘ Sát Cộng Diệt Thù ‘

Những chiến công đầy ắp trong tâm tư

Cũng đủ để làm vui người chiến sĩ

Thương các Anh mang nổi sầu thế kỷ

Núi nghìn năm quên tuổi đứng cô đơn

Ðoàn quân xưa hào khí ngút mây vờn

Trời quái ác làm rã tan tận tuyệt

Thương cho bạn lết lê cùng Phan Thiết

Nai phận nghèo, què chột thảm thê ôi

Xưa vì ai phải bỏ hết một đời

Nay dâu biển mấy ai còn nhắc nhớ ?

Thương đồng đội tuổi hoa niên rạng rở

Cũng vì ai mà suốt kiếp hận đau

Người mất tích thì hồn phách nơi nào

Kẻ thương tật sống đầu đường xó chợ

Tháng tư đen tháng tư buồn còn đó

Giặc Hồ về mở tù ngục pháp trường

Gây kinh hoàng, gieo tang tóc thê lương

Khiến trời đất cũng bôn đào lánh nạn

Lính ở lại lãnh đòn thù quốc hận

Cùng dân đen chết rục rã xương khô

Xưa lót đường để ai dựng cơ đồ

Nay thân xác bón rừng xanh thêm lá

Thương biết bao những mãnh đời tơi tả

Tuổi trăng mơ làm góa phụ nữa đời

Rượu tiển chồng bên án vẫn chưa vơi

Giờ chỉ có bóng trăng treo ngoài ngõ

Trang sử Việt nay đà ghi tỏ-rõ

Sau ba mươi ba năm hận miên trường

Các Anh Là Niềm Hảnh Diện Quê Hương

Luôn rạng rở bên Ngọn Cờ Vàng trân quý

Cám ơn Anh : Những Trai Hùng Thế Kỷ

Khắc trong tim của triệu triệu đồng bào

Lính cùng dân nay sát cánh bên nhau

Tình đoàn kết là tình yêu thiên cổ

Nước Văn Lang mấy ngàn năm còn đó

Những trai hùng đất Việt vẫn còn đây

Giờ quật khởi rồi sẽ có một ngày

Ðuổi giặc đỏ dành non sông Hồng Lạc.


Xóm Cồn Hạ Uy Di

Tháng 8-2008

Mường Giang

Viet Bao August 4th 2008





Đại Nhạc Hội ‘Cám Ơn Anh’ Tưng Bừng Khai Mạc Để Gây Quỹ Giúp Thương Phế Binh VNCH Còn Ở Quê Nhà Việt Báo Thứ Hai, 8/4/2008, 12:02:00 AM

GARDEN GROVE (VB) - Hàng ngàn các vị đại diện Hội Đồng Liên Tôn, các tướng lãnh và chiến sĩ QLVNCH, các vị dân cử, các cơ quan truyền thông báo chí, văn nghệ sĩ, và đồng hương Việt Nam đã tham dự Đại Nhạc Hội 'Cám Ơn Anh' 'Người Thương Binh VNCH Kỳ II' đã diễn ra tại sân vận động của trường Trung học Bolsa Grande High School, thành phố Garden Grove, miền Nam Cali, vào lúc 12:30 chiều, Chủ Nhật, ngày 3-8-2008.
Được biết, Đại Nhạc Hội 'Cám Ơn Anh' được tổ chức do Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh vàQuả Phụ VNCH, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH Nam Cali, Trung Tâm Băng Nhạc Asia, Đài Truyền hành SBTN và các ca nhạc sĩ Việt Nam Hải Ngoại, cùng với sự yểu trợ của nhiều hội đoàn và các cơ quan truyền thông báo chí hải ngoại.

Chương trình tổng quát của Đại Nhạc Hội gồm các tiết mục chính như:
- Nghi thức Khai mạc (Rước Quốc Kỳ và quân kỳ các quân binh chủng VNCH, chào Quốc Kỳ VNCH và Quốc Kỳ Hoa Kỳ, Phút mặc niệm),

- Diễn văn Khai Mạc,

- Phát biểu,

- Trình diễn văn nghệ,

- Bế mạc.

Về phần quan khách tham dự gồm có:
- Đại diện Hội Đồng Liên Tôn gồm Thượng Tọa Thích Phổ Hòa, Mục sư Trần Thanh Vân, Giáo sư Nguyễn Thành Long, Hiền tài Phạm Văn Khảm, Giáo sư Nguyễn Thanh Giàu, Ông Hà Vũ Băng,v.v…

- Các vị dân cử gồm Nghị viên Thành phố Westminster Tạ Đức Trí, Ủy viên Giác dục Học khu Garden Grove Nguyễn Quang Trung, Nghị viên Thành phố Garden Grove Nina Nguyễn, Chánh án Nguyễn Trọng Nho, v.v…

- Các vị Tướng Lãnh của QLVNCH gồm Trung Tướng Nguyễn Bảo Trị, Thiếu Tướng Bùi Đình Đạm, Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình, Đô Đốc Trần Văn Chơn, Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Tần, Chuẩn Tướng Võ Dinh, Đại Tá Nguyễn Xuân Vinh, Đại Tá Lê Bá Khiếu, Trung Tá Nguyễn Hạnh Nhơn (Trưởng Ban Tổ Chức Đại Nhạc Hội 'Cám Ơn Anh' Người Thương Binh VNCH kỳ II), v.v…

Chương trình văn nghệ sẽ có sự góp mặt của trên 60 ca sĩ và do các MC tên tuổi trong cộng động người Việt hải ngoại điều hợp, như Nam Lộc, Thùy Dương, Việt Dzũng, Giáng Ngọc, Orchid Lâm Quỳnh, Đỗ Tân Khoa, Minh Phượng, đặc biệt Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh, với 5 Ban Nhạc: The Asia Band, The Soldier, Y2K, Moon Flowers, Tù Ca Xuân Điềm.
Thực hiện chương trình là Trung Tâm Asia. Đại Nhạc Hội được Đài truyền hình SBTN trực tiếp thu hình và phát đi khắp nước Mỹ, Canada và Úc Châu.

Bài tường trình đầy đủ về Đại Nhạc Hội này sẽ đăng trong số báo kỳ sau.

Sunday, August 3, 2008

DNH CAm On Anh 2




Ðại Nhạc Hội “Cám Ơn Anh” KỲ II: Sự chia sẻ thiết tha của người Việt hải ngoại với thương binh VNCH
Monday, August 04, 2008

Nguyên Huy/Người Việt

Trên 380 ngàn Mỹ kim là con số tổng kết sơ khởi được loan báo trước khi kết thúc Ðại Nhạc Hội “Cám ơn Anh, Người Thương Binh VNCH” kỳ II.

Có thể nói đây là một sinh hoạt của cộng đồng người Việt hải ngoại đã thu hút được một số đồng hương tham dự kỷ lục chỉ trong một buổi. Theo ước tính của giới truyền thông báo chí Việt ngữ ở Nam California thì có thể tới hơn 13 ngàn lượt người đã đến tham dự trong đại nhạc hội này vào hôm Chủ Nhật 3 tháng 8 tại sân vận động trường Grande High School thuộc thị xã Garden Grove, Nam California.

Ðại Nhạc Hội Cứu Trợ Thương Binh VNCH kỳ II này đã được các tổ chức như Hội H.O. Cứu Trợ TPB và Quả Phụ, Liên Hội Chiến Sĩ VNCH Nam Cali, Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Tây Nam Hoa Kỳ cùng Trung Tâm Băng Nhạc Asia, Ðài Truyền Hình SBTN và nhiều đoàn thể trong cộng đồng đứng ra tổ chức được sự hỗ trợ của nhiều cơ sở thương mại lớn và các cơ quan truyền thông báo chí Việt ngữ tại Nam California.

Từ hơn một tháng qua, đồng hương người Việt đi qua các chợ và trung khu Little Saigon đã thường thấy những toán anh chị em cựu quân nhân tự nguyện mang vé Ðại Nhạc hội đi bán dạo vào những ngày cuối tuần. Theo nhiều anh em cho biết thì việc bán vé cũng không dễ dàng cho lắm, đôi khi còn nhận được những sự từ chối phũ phàng. Nhưng theo bà Hạnh Nhơn, chủ tịch Hội H.O. Cứu Trợ TPB&Quả Phụ cũng là trưởng ban tổ chức cho biết thì số vé dù chưa tổng kết được cũng đã bán được gấp đôi kỳ trước. Ông Nam Lộc, người điều hợp tổng quát trong ban tổ chức thì luôn luôn tin tưởng rằng chúng ta sẽ vượt qua con số hơn 450 ngàn của kỳ trước.

Ngay từ 8 giờ sáng, tại sân vận động đã tấp nập những cựu quân nhân QLVNCH thuộc mọi binh chủng đến chia nhau nhận lãnh những công tác sắp xếp ghế ngồi, phân khu trong khán đài, tổ chức việc giữ trật tự, giúp việc bán vé và linh tinh đủ mọi chuyện cho một cuộc tổ chức đại quy mô. Bốn lều lớn đã được nhà thầu dựng lên mà theo ông Nam Lộc cho biết thì “đó là tối đa mà ban tổ chức tìm thuê được kể cả đã phải lên tận Los”.

Dù giờ khai mạc được ấn định là 12 giờ trưa, nhưng vào lúc 11 giờ các bãi đậu xe quanh trường Grande High School đã không còn một chỗ. Người ta ước tính trong hội trường lúc này đã có tới trên ba ngàn đồng hương có mặt chờ đợi. Bẩy vị niên trưởng là cựu Trung Tướng Nguyễn Bảo Trị, cựu Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình, Bùi Ðình Ðạm, cựu Ðề Ðốc Trần Văn Chơn, cựu Chuẩn Tướng Không Quân Nguyễn Hữu Tần, Võ Dinh và Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh, chủ tịch Tập Thể Chiến Sĩ VNCH hải ngoại cũng đã có mặt trước lúc khai mạc cùng với đại diện các tôn giáo và các hội đồng hương người Việt tại Nam California.

Trước lúc khai mạc, như để khởi lên không khí sôi động chia sẻ thương đau cùng những thương binh VNCH kẹt lại trong chế độ cộng sản, ban tổ chức đã cho đọc một bức tâm thư của thương binh VNCH đại diện cho tập thể anh em thương binh VNCH từ trong nước gửi ra khi nghe được tin đồng bào và đồng ngũ ở hải ngoại tổ chức cứu trợ. Trong thư có đoạn: “Quý vị đã đến với anh em phế binh khổ nạn tại quê hương, đến bằng tất cả tâm tình quí trọng, xuyên qua biết bao nhiêu lần cứu giúp và nâng đỡ trường kỳ, liên tục, bằng tiền bạc thuốc men, xe lăn, phương tiện chỉnh hình, phương tiện sinh sống... Trong đêm đen cứu tinh là ánh sáng, trong khổ đau cứu tinh là tình thương và trong cảnh sa sút kiệt quệ, cứu tinh là giúp đỡ...”

“Nghe tin này, nhiều anh em chúng tôi đã bật khóc, khóc vì xúc động khi cảm nhận được rằng: những mảnh đời khốn cùng với xác thân cụt què đui mù bại liệt mà bị thế thái nhân tình rẻ rúng lại được một cái giá thật ý nghĩa trước tình thương và tấm lòng yêu chuộng của cộng đồng người Việt, đồng bào nơi hải ngoại”.

Ðúng 12 giờ trưa, Ðại Nhạc Hội Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH kỳ II khai mạc. Tiếng hùng ca của toàn thể người tham dự trong bài quốc ca VNCH dội lên nhắc nhớ mọi người hình tượng lại cuộc chiến đấu của người lính VNCH mà hình ảnh vẫn còn kia. Ðó là toán Quốc Quân kỳ. Ðó là những cựu chiến binh VNCH bên những vũ khí, phương tiện quân sự trong chiến tranh đang chờ phụ diễn lại cảnh chiến đấu can trường của người lính VNCH. Những cuộc chiến đấu ấy đã để lại biết bao thương binh mà chúng ta phải nhớ đến.

Nhắc nhớ đến những người thương binh này, cựu trung tá nữ quân nhân Hạnh Nhơn, trưởng ban tổ chức kể lại những thảm cảnh “Họ là những người đã hy sinh tất cả để bảo vệ an ninh cho Tổ Quốc và cuộc sống yên lành của dân chúng miền nam. Vậy mà sau khi đất nước bị cộng sản chiếm đoạt, tuy còn sống sót nhưng họ lại là những người kém may mắn nhất, phải âm thầm sống trong cảnh thiếu thốn nhục nhã cùng cực, phải mang tấm thân tàn với những bệnh hoạn và tàn tật thương tâm như mù lòa, bại liệt, cụt một tay hay cả hai tay, cụt một hay hai chân, với những thương tích từ hơn 30 năm trước vẫn chưa lành vì không được chữa trị, và nhất là không có một nghề nghiệp nào thích hợp với tàn lực của anh em trong cuộc đổi đời. Ðã vậy còn bị chính quyền cộng sản hắt hủi, xua đẩy và làm nhục gần như muốn loại bỏ họ ra khỏi xã hội. Nếu có cảnh địa ngục trần gian thì anh em thương binh là những nạn nhân đang phải ngụp lặn trong đó cho đến khi lìa đời”.

Ông Nam Lộc, người đứng vận động anh chị em nghệ sĩ cho biết: “Ðối với anh chị em nghệ sĩ, trong cả năm trời đi lưu diễn khắp nơi nhưng không có buổi gây quĩ nào đối với họ có ý nghĩa hơn là gây quĩ cứu trợ thương binh VNCH”.

Ý nghĩ này cũng được nữ ca sĩ Ý Lan, Diễm Liên, Phương Hồng Quế và nam ca sĩ Tuấn Vũ, Nguyên Khang nhắc lại trong cuộc phỏng vấn của đài truyền hình SBTN sau đó.

Một nhân vật đang được cộng đồng nhắc nhở đến khá nhiều là nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh. Bà đã từ miền Ðông nước Mỹ bay về có mặt trong đại nhạc hội cứu trợ này. Trước khi phát biểu theo lời mời của ban tổ chức, bà đã đưa tấm ngân phiếu 2 ngàn Mỹ kim cho ban tổ chức để đóng góp vào công cuộc cứu trợ. Trong lời phát biểu, bà đã nhắc đến nỗi nhục nhã và khổ ải của người thương binh VNCH sau 30.4.1975. Bà nhấn mạnh “Thương binh VNCH không phải là những kẻ mồ côi, hay nạn nhân bão lụt đang trông chờ vào sự bác ái của chúng ta. Họ chính là chủ những món nợ ân tình mà chúng ta đã vay ngày trước. Dẫu chủ nợ không có khả năng đòi nhưng chẳng lẽ tôi lại đành lòng làm ngơ và dù biết là trả hết cả đời cũng vẫn chưa xóa được nợ, nhưng thôi tôi đành cố gắng được chút nào hay chút đó, bằng cách này hay cách khác. Ðó là sự có mặt của tôi hôm nay trong đại nhạc hội này”.

Tiếp đó nhiều khách đặc biệt của đại nhạc hội cứu trợ thương binh VNCH cũng được ban tổ chức mời lên phát biểu. Nữ phi công can trường Elizabeth Phạm của Quân Lực Hoa Kỳ có mặt cũng cho rằng “từng được chứng kiến sư hy sinh của đồng ngũ nên cô hiểu và tri ân những thương binh VNCH vô cùng”. Nữ phi công Elizabeth Phạm cũng kêu gọi tuổi trẻ Việt Nam hải ngoại hãy tiếp bước cha anh để cho một Việt Nam được tự do dân chủ.

Người thương binh quả cảm can trường Quách Vĩnh Trường cũng đại diện anh em thương binh trong nước và hải ngoại nói lên lời tri ân sâu sắc đối với những sự giúp đỡ của đồng bào hải ngoại.

Phần phát biểu của quan khách tham dự khá ngắn gọn nhưng súc tích và đầy ý nghĩa. Ðây là sự sắp xếp của ban tổ chức muốn dành nhiều thì giờ cho bà con thưởng thức một chương trình ca nhạc với gần cả trăm ca nhạc sĩ, nghệ sĩ đóng góp. Các ca nhạc sĩ đã chọn hát những bài hát của một thời chiến chinh. Mỹ Lan và Trần Thiện Anh Chí với “Anh Không Chết Ðâu Anh”, Băng Tâm với “Từ Ðó Em Buồn”, Công Thành và Lyn với “Tình yêu Thủy Thủ', Ý Lan với “Kỷ Vật Cho Em”, Doanh Doanh với “Nắng Chiều”, Nguyễn Hồng Nhung với “Người Tình Không Chân Dung”, Lâm Nhật Tiến với “Những Ðêm Chờ Sáng”, Thanh Lan với “Tôi Nhớ Tên Anh”, Nguyên Khang với “Chân Trời Tím”, Diễm Liên với “Gởi Gió Cho Mây Ngàn Bay” và Thanh Thúy với “Tấm thẻ Bài”. Rồi Tuấn Vũ, Mỹ Huyền, bé Ðan Vy, Phương Thảo-Ngọc Lễ, Phương Hồng Quế... tất cả đã làm cho sân khấu vừa sôi động vừa xúc động không chỉ qua lời ca tiếng hát mà còn ở những chân tình của các ca nhạc sĩ phát biểu trước mỗi bài hát được trình bày.

Trong lúc này thì đài truyền hình SBTN phát sóng trên toàn cõi Hoa Kỳ, Canada và Úc Châu trực tiếp truyền hình được công ty điện thoại V247 mở 25 luồng sóng tiếp nhận sự đóng góp của cộng đồng người Việt là khán thính giả SBTN ở khắp nơi gọi về đóng góp. Vào lúc 3 giờ chiều, tin được loan đi có sự đóng góp một khoản tiền lớn là 100 ngàn Mỹ kim của ông Trần Ðình Trường ở New York. Cũng vào lúc này, chỉ riêng khán thính giả của SBTN gọi vào đóng góp đã lên tới trên 80 ngàn trong khi tại chỗ cũng lên tới trên 30 ngàn. Ðồng bào khắp nơi liên tục gọi về đài xin đóng góp tới tấp khiến V247 phải gia tăng thêm hơn 10 làn sóng nữa mà vẫn không kịp tiếp nhận. Ba ca trực điện thoại gồm nhân viên đài SBTN, các phụ nữ thiện nguyện trong cộng đồng, anh chị em trong gia đình không quân VNCH, các em trong Gia Ðình Phật Tử Miền Quảng Ðức và các em trong tổ chức Hồng Thập Tự đã thay nhay tất bật suốt 7 tiếng đồng hồ đón nhận hàng ngàn cú điện thoại, cho mãi tới khi trên sân khấu các ca nhạc sĩ và ban tổ chức cùng nhau cất tiếng đồng ca “Và con tim sẽ vui trở lại” để tạm chia tay, kết thúc buổi đại nhạc hội cứu trợ Thương Binh VNCH, nhiều thiện nguyện viên vẫn còn phải trả lời và ghi nhận những sự đóng góp của đồng bào người Việt hải ngoại.

Nhìn trong diễn tiến buổi đại nhạc hội cứu trợ Thương Binh VNCH kỳ II này thấy quả là một sinh hoạt cộng đồng đúng nghĩa nhất. Nhiều hình ảnh thật xúc động như một cặp hai bác cao niên dìu nhau đến góp chút tiền già của mình còn cộng thêm với một bao lì xì nói là của đứa cháu để dành từ hồi Tết trong đó có 3 tờ 5 đô la cháu xin được gửi đến. Một hình ảnh khác nơi cửa ra vào, các em nhỏ trong Gia Ðình Phật tử, nhiều em chỉ mới 8, 9 tuổi cũng đến tham gia vào việc cung cấp nước giải khát cho đồng bào vào xem nhạc hội. Các em đã thay phiên nhau cùng các chú bác cựu quân nhân phát hết 16 ngàn chai nước ngọt do công ty Pacific Machine Company của ông Paul Chiểu cung cấp. Một hình ảnh khác nữa là nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh và nữ phi công Elizabeth Phạm liên tục được yêu cầu chụp hình kỷ niệm với gia đình khiến cho nơi hậu trường sân khấu lúc nào cũng đông kín những đồng hương đủ mọi lớp tuổi...

Mãi đến 8 giờ tối, đại nhạc hội kết thúc rồi mà nhiều đồng hương còn tụ lại san sẻ khó nhọc với anh em cựu quân nhân đang bắt đầu công việc thu dọn hiện trường. (NH)


Đại nhạc hội “Cảm Ơn Anh Người Thương Binh VNCH-Kỳ II”
Saturday, August 02, 2008

Các thành viên ban tổ chức Ðại Nhạc Hội “Cảm Ơn Anh Người Thương Binh VNCH-Kỳ II” chuẩn bị sân khấu tại sân vận động trường trung học Bolsa Grande, Garden Grove, hôm Thứ Bảy vừa qua.

Ngày giờ: 12PM-8PM, hôm nay, Chủ Nhật, 3 Tháng Tám, 2008.

Ðịa điểm: Sân vận động trường trung học Bolsa Grande, 9401 Westminster Blvd., Garden Grove, CA 92844, góc với Bushard.

Ðại nhạc hội nhằm vinh danh người chiến sĩ VNCH và gây quỹ giúp thương binh và quả phụ VNCH do Hội H.O. Cứu Trợ TPB và QP VNCH, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Nam California, Trung Tâm Ca Nhạc Asia và đài truyền hình SBTN phối hợp tổ chức với sự yểm trợ của nhiều hội đoàn và cơ quan truyền thông hải ngoại.

Chương trình có sự tham gia đặc biệt của khoa học gia Dương Nguyệt Ánh và các MCs Nam Lộc, Thùy Dương, Việt Dzũng, Bảo Châu, Giáng Ngọc, Orchid Lâm Quỳnh, Ðỗ Tân Khoa và Minh Phượng cùng các ban nhạc Tù Ca Xuân Ðiềm, The Soldier, Y2K, Moon Flowers và The Asia Band.

Các ca sĩ tham gia bao gồm Ý Lan, Thanh Lan, Nguyên Khang, Diệu Hương, Phương Hồng Quế, Phi Nhung, Mai Lệ Huyền, Ngọc Minh, Diễm Liên, Lâm Nhật Tiến, Hồ Hoàng Yến, Tuấn Vũ, Trung Chỉnh, Y Phương, Lê Nguyên, Thùy Hương, Hoàng Liên, Philip Huy, Băng Tâm, Ánh Minh, Ðan Nguyên, Diệp Thanh Thanh, Doanh Doanh, Nguyễn Hồng Nhung, Mỹ Huyền, Y Phụng, Trường Vũ, Thanh Tuyền, Ngọc Huyền, Quang Minh-Hồng Ðào, Phương Thảo-Ngọc Lễ, Paolo, Nguyễn Tiến Dũng, Mỹ Lan, bé Trần Thiện Anh Chí, bé Ðan Vi và nhiều ca nhạc sĩ khác.

Ðại nhạc hội sẽ được đài truyền hình SBTN trực tiếp truyền hình khắp Hoa Kỳ và Canada qua hệ thống sattelite và cable và khán thính giả có thể theo dõi chương trình và ủng hộ hiện kim qua các số điện thoại miễn phí hiện trên màn hình.

Ban tổ chức sẽ có dù bạt cho khán giả tránh nắng.

Giá vé $10/người, bán tại cửa và tại Hội H.O. Cứu Trợ TPB và QP VNCH (714-539-3545); Trung Tâm Ca Nhạc Asia (714-775-8264); các nhà sách Tú Quỳnh (714-531-4284); Tự Lực (714-531-5290); Văn Khoa (714-892-0801); Văn Bút (714-895-7080); Trung Tâm Pháp Quang (714-891-1485); ABC Copy (714-596-5536), Trung Tâm Bích Thu Vân (714-897-4519); Newland Pharmacy (714-892-5372); Pacific Pharmacy (714-839-1197).

Chi phiếu bảo trợ xin đề: “ÐNH Cảm Ơn Anh-Kỳ II” và gởi về đài truyền hình SBTN, P.O. Box 127 Garden Grove, CA 92842 hoặc Hội H.O. Cứu Trợ TPB và QP VNCH, P.O. Box 25554 Santa Ana, CA 92799. Mọi đóng góp đều được miễn trừ thuế.